Những điều cần biết về thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên

AWATEN phối hợp với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị hỗ trợ tài chính vay vốn lãi suất ưu đãi

Thứ 5, 27/07/2023 - 08:14 GMT+7 Lượt xem: 130089

Sáng ngày 26/7, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị chuyên đề về vay vốn ưu đãi do Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phối hợp với Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cùng các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức thuộc Hội viên của Hội đang hoạt động trong lĩnh vực môi trường và nước sạch.

VIDEO: AWATEN phối hợp với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị hỗ trợ vay vốn lãi suất ưu đãi

Tham dự hội nghị về phía Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam gồm có: Ông Nguyễn Đức Thuận, Giám đốc Quỹ; Bà Dương Thị Phương Anh, Phó Giám đốc Quỹ; Ông Phạm Văn Triệu, Phó Giám đốc Quỹ cùng các phòng, ban chức năng thuộc Quỹ.

Về phía Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam có bà Phạm Thị Xuân, Phó Chủ tịch thường trực Hội; Ông Nguyễn Văn Vẻ, Phó Chủ tịch Hội; Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hội, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống cùng các phòng, ban của Hội; doanh nghiệp là Hội viên của Hội; Tham gia hội nghị còn có các doanh nghiệp tham dự trực tuyến tại các Văn phòng đại diện của Hội như: Thành phố Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Thái Bình.

Nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp là Hội viên Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam được tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp để phát triển. Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam triển khai gói vay ưu đãi với lãi suất 2.6% - 3.6% / năm.

Đối tượng: Tổ Chức, các nhân là chủ đầu tư các dự án bảo vệ môi trường.

Lãi suất vay ưu đãi: 2.6%/ năm hoặc 3.6%/năm; Lãi suất cố định suốt thời gian vay.

Thời gian vay vốn tối đa là 10 năm.

Số tiền vay: Tối đa 70% tổng mức đầu tư dự án. Hiện tại, mức cho vay không quá 36,6 tỷ đồng đối với một dự án và không quá 73,2 tỷ đồng đối với một chủ đầu tư.

Phương án bảo đảm tiền vay; Bảo lãnh của ngân hàng hoặc Tài sản thế chấp.

Các Tổ chức, các nhân đang hoạt động thuộc các lĩnh vực được vay ưu đãi gồm:

Dự án thuộc ngành, nghề thu gom, xử lý, tái chế hoạch tái sử dụng chất thải gồm: Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn (rác thải), thu gom chất thải rắn (rác thải), thu gom, xử lý nước thải, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải (sản xuất sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải đáp ứng các quy định của pháp luật chất lượng sản phẩm hàng hóa; bao gồm: Cho vay đầu tư sản xuất nhựa tái chế từ chất thải nhựa; Đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ tro xỉ thải; Đầu tư sản xuất viên nén nhiên liệu từ chất thải nông nghiệp, lâm nghiệp…)

Doanh nghiệp sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, sản phẩm và dịch vụ phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường gồm: Cung cấp công nghệ xử lý chất thải kết hợp thu hồi năng lượng, cung cấp dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, dịch vụ quan trắc môi trường xung quanh và các dịch vụ sản xuất năng lượng sạch.

Các dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 55 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Phụ lục XXX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022.

Bà Phạm Thị Xuân, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phát biểu tại hội nghị

Tại Hội nghị,  bà Phạm Thị Xuân, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho biết: “ Hiện nay Hội có hơn một nghìn Hội viên là cá nhân, tập thể, doanh nghiệp đang hoạt động về lĩnh vực Nước sạch và Môi trường. Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam rất vui mừng khi phối hợp cùng Quỹ triển khai Hội nghị về vốn vay yêu đãi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tiếp cận vốn và phát triển doanh nghiệp góp phần hơn nữa trong công tác bảo vệ môi trường”.

Qua đó Phó Chủ tịch thường trực Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam mong rằng Hội sẽ là chỗ dựa cho các doanh nghiệp là Hội viên của Hội để hỗ trợ, tư vấn, cùng với uy tín của Hội để bảo lãnh cho các doanh nghiệp được vay vốn và mong rằng Quỹ mở rộng thêm các đối tượng được hưởng gói vay ưu đãi là doanh nghiệp đang làm các dự án về nước sạch, doanh nghiệp đang sản xuất các sản phẩm tái chế tự phân huỷ.

Đại diện các doanh nghiệp chia sẻ mong muốn Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam mở về cơ chế để tạo điều kiện có thể tiếp cận vay gói ưu đãi dễ dàng hơn

Đại diện các doanh nghiệp tham dự  hội nghị cũng đã trao đổi với Quỹ về những khó khăn vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp, đó là về các cơ chế chính sách để doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn ưu đãi; Mong Quỹ mở về cơ chế để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể tiếp cận vay gói ưu đãi dễ dàng hơn. Qua đó các doanh nghiệp cũng chân thành cảm ơn Hội đã kết nối với Quỹ để các doanh nghiệp là Hội viên của Hội có thể tiếp cận gói vay ưu đãi này.

Ông Nguyễn Đức Thuận, Giám đốc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Đức Thuận, Giám đốc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đánh giá cao sự phối hợp của Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam đã kết nối các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực môi trường đã tham gia hội nghị hôm nay. Ông Thuận cũng nhấn mạnh các doanh nghiệp được tiếp cận gói ưu đãi này phải có chủ trương đầu tư từ cơ quan có thẩm quyền hoặc đã được phê duyệt Dự án đầu tư.

Thông qua hội nghị, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã giải đáp được nhiều thắc mắc của doanh nghiệp về đối tượng cho vay, lĩnh vực cho vay cũng như các điều kiện mà doanh nghiệp có thể vay vốn ưu đãi. Sắp tới, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam sẽ phối hợp cùng với Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam để mở rộng thêm đối tượng là tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực môi trường để các đơn vị được tiếp cận gói vay ưu đãi lãi suất thấp, từ đó các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn, góp phần bảo vệ môi trường “ vì một Việt Nam xanh”.

Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là Quỹ Bảo vệ môi trường quốc gia, là tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, được thành lập theo quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ, được tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 78/2014/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ và theo quy định của pháp luật. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có chức năng cho vay lãi suất ưu đãi, tài trợ, hỗ trợ lãi suất cho các chương trình, dự án, các hoạt động và nhiệm vụ bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Vốn điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hiện tại: 1.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022: Tối thiểu 3.000 tỷ đồng.

Nguồn: https://moitruong.net.vn/awaten-phoi-hop-voi-quy-bao-ve-moi-truong-viet-nam-to-chuc-hoi-nghi-ho-tro-tai-chinh-vay-von-lai-suat-uu-dai-63563.html

- Lãi suất 2,6-3,6%/năm (cố định trong suốt thời hạn cho vay)

- Thời hạn cho vay: tối đa 10 năm

- Đối tượng cho vay: Tải về tại đây

Khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả các yếu tố cơ bản của môi trường tự nhiên như đất đai, nguồn nước, khoáng sản, rừng… là một trong những nội dung quan trọng nhằm bảo vệ môi trường. Con người không thể sống thiếu nước, ánh sáng, không khí và đất đai. Khi những thứ này thiếu hụt sẽ đe dọa đến sự sống còn và phát triển của con người. Chính vì vậy, phải khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả các yếu tố của môi trường tự nhiên là để góp phần bảo vệ môi trường sống của con người. Với tầm nhìn xa trông rộng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm về khai thác và sử dụng tài nguyên ngay từ khi nhân dân ta bắt tay vào khôi phục và xây dựng đất nước.

Một là, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên rừng

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, khai thác và sử dụng tài nguyên phải có kế hoạch, phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và phải gắn liền với bảo vệ môi trường. Khai thác gắn với bảo vệ chứ không phải đánh đổi và bất chấp bằng mọi giá. Trong Lời kêu gọi đồng bào, nhân dân thi đua sản xuất và tiết kiệm năm 1965, Ng­ười khuyên mọi người: “Khai thác gỗ đi đôi với tu bổ và bảo vệ rừng; chú ý trồng cây, gây rừng ở bờ biển” (1). Người xem bảo vệ rừng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng như việc bảo vệ nhà cửa, ruộng vườn của mình vậy; Ng­ười nhắc nhở cán bộ phải lo bảo vệ rừng, phải khéo vận động nhân dân trong việc khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên rừng. Người luôn tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để kêu gọi mọi ngư­ời khai thác rừng phải luôn có kế hoạch bảo vệ và tu bổ rừng, làm cho rừng ngày càng phát triển rộng lớn hơn, môi trường sẽ trong lành hơn. Đối với Ngư­ời, rừng là “vàng” của quốc gia nên “đồng bào cần phải cố gắng hoàn thành tốt kế hoạch đã định, đồng thời phải chú ý bảo vệ rừng… Tục ngữ nói: “Rừng vàng, biển bạc”. Chúng ta chớ lãng phí vàng, mà phải bảo vệ vàng của chúng ta ” (2).

Hai là, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản, trong quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng, phát triển đất nước. Nhưng để kinh tế phát triển lâu dài, Người luôn nhắc nhở nhân dân khai thác sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này. Trong buổi nói chuyện với các đại biểu công nhân và cán bộ Ngành Than, Người cũng đã đề cao giá trị của tài nguyên thiên nhiên: “Người ta thường gọi than là “vàng đen”. Nó rất cần thiết cho công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, vận tải, quốc phòng và đời sống nhân dân” (3). Nhưng Người luôn xác định cần tới mức nào, giá trị tới mức nào cũng phải khai thác có kế hoạch, làm theo kế hoạch. Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và xây dựng đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội cần rất nhiều than. Mục đích của đất nước là sản xuất thật nhiều than nhưng cần phải thống nhất, phải đúng mục đích, phải tổ chức và quản lý thật tốt, không để khai thác tự phát, vừa không kiểm soát được, vừa ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.

Ba là, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất nông nghiệp.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở mọi người trong quá trình canh tác không được lãng phí: “Hiện còn có hợp tác xã bỏ sơn, cọ không thu, đất cày rồi không cấy, không săn sóc để trâu bò chết; mỗi lần “liên hoan”, có xã giết từ 30 đến 50 lợn, lãng phí bừa bãi của hợp tác xã và của xã viên” (4). Bên cạnh đó, Người luôn nhắc nhở việc trồng cây phải phù hợp với mùa vụ, thời tiết. Người mượn ca dao “Bao giờ đom đóm bay ra. Hoa gạo rụng xuống thì cà mới lên” để nhắc nhở người sản xuất. Trong khai thác thủy hải sản, Người căn dặn: “ Ngoài việc đánh cá phải chú ý đến nuôi cá” (5). Dù trồng trọt hay chăn nuôi, Người đều đề cao sự khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả các yếu tố tự nhiên và bảo vệ môi trường.

Tài nguyên là tài sản quốc gia, nguồn lực quan trọng của đất nước, nên cần được đánh giá đầy đủ, quản lý một cách hiệu quả, bền vững, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, theo hướng bảo đảm tính tổng thể, liên ngành, liên vùng, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, trong đó lợi ích lâu dài là cơ bản, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng giai đoạn. Cần tiếp tục nâng cao chất lượng quy hoạch, quản lý và khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên quốc gia. Đổi mới công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai; thúc đẩy sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả; kết hợp bảo vệ diện tích, độ phì nhiêu của đất canh tác nông nghiệp. Quy hoạch khai thác, bảo vệ nguồn nước, tăng cường quản lý nguồn nước theo lưu vực sông; chủ động hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ nguồn nước xuyên quốc gia. Kiểm soát các hoạt động khai thác; đấu tranh, ngăn chặn tình trạng đánh bắt mang tính hủy diệt nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là vùng gần bờ. Thúc đẩy phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới thay thế các nguồn tài nguyên truyền thống.

Với tầm nhìn đi trước thời đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thấy vai trò to lớn của môi trường và ý nghĩa đặc biệt quan trọng của việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Trong tư tưởng của Người, đây là một nội dung lớn. Ngư­ời đã lên án, phê phán hành vi tàn phá tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến đời sống con người. Để bảo vệ môi trường thì phải tăng cường trồng cây gây rừng, phải tái tạo, bảo vệ rừng và các tài nguyên thiên nhiên khác để từng bước nâng cao chất lượng môi trường. Ngày nay, trong điều kiện phát triển kinh tế thị tr­ường, dưới sự tác động các quy luật của nền kinh tế thị trường, nhiều cá nhân, tổ chức chỉ nghĩ đến lợi ích riêng mà đã làm ảnh hư­ởng, xâm hại rất lớn đến môi trư­ờng sống. Trước tình trạng khai thác và sử dụng không hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, con ngư­ời đang phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng nh­ư tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ngộ độc thực phẩm, bệnh tật, nhất là trước tác động của biến đổi khí hậu hiện nay, chúng ta càng thấy ý nghĩa và giá trị to lớn của t­ư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường./.