Vi sinh vật học (tiếng Anh: microbiology, từ tiếng Hi Lạp cổ μῑκρος (mīkros) 'nhỏ', βίος (bíos) 'sự sống', và -λογία (-logía) 'nghiên cứu về') là ngành khoa học nghiên cứu về vi sinh vật, chúng có thể là đơn bào, đa bào hoặc vô bào.[1][2] Vi sinh vật học có nhiều phân ngành bao gồm virus học, vi khuẩn học, nguyên sinh vật học, nấm học, miễn dịch học và ký sinh trùng học.

Vi sinh vật Ecoli là gì? Nguyên tắc phát hiện và nhận dạng vi sinh vật Ecoli trong các sản phẩm mỹ phẩm được quy định như thế nào?

Vi sinh vật Ecoli (Escherichia coli) được định nghĩa tại tiểu mục 3.6 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12974:2020 (ISO 21150:2015) về Mỹ phẩm - Vi sinh vật - Phát hiện E.coli là vi khuẩn gram âm, hình que có khả năng di động, khuẩn lạc trơn bóng.

Nguyên tắc phát hiện và nhận dạng vi sinh vật Ecoli trong các sản phẩm mỹ phẩm được quy định như thế nào?

Nguyên tắc phát hiện và nhận dạng vi sinh vật Ecoli trong các sản phẩm mỹ phẩm được quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12974:2020 (ISO 21150:2015) về Mỹ phẩm - Vi sinh vật - Phát hiện E.coli; cụ thể như sau:

Bước đầu tiên của quy trình là thực hiện tăng sinh bằng cách sử dụng môi trường canh thang không chọn lọc để tăng số lượng các vi sinh vật mà không gây ra nguy cơ ức chế bởi các thành phần chọn lọc có trong môi trường tăng trưởng chọn lọc/phân biệt

Bước thứ hai của thử nghiệm (phân lập) là thử nghiệm được thực hiện trên môi trường chọn lọc sau thử nghiệm nhận dạng.

Các yếu tố có khả năng gây ức chế sự tăng trưởng vi khuẩn trong mẫu thử phải được trung hòa để cho phép phát hiện sự có mặt của các vi sinh vật [1]. Trong tất cả các trường hợp và bất kỳ phương pháp nào, trung hòa các đặc tính kháng khuẩn của sản phẩm phải được kiểm tra và chứng minh (xem Điều 11).

Vi sinh vật Ecoli là gì? Nguyên tắc phát hiện và nhận dạng vi sinh vật Ecoli trong các sản phẩm mỹ phẩm được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy trình phát hiện và nhận dạng vi sinh vật Ecoli trong các sản phẩm mỹ phẩm được tiến hành như thế nào?

Quy trình phát hiện và nhận dạng vi sinh vật Ecoli trong các sản phẩm mỹ phẩm được tiến hành theo quy định tại tiểu mục 9.4 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12974:2020 (ISO 21150:2015) về Mỹ phẩm - Vi sinh vật - Phát hiện E.coli; cụ thể như sau:

Sử dụng que cấy vòng đã tiệt trùng, ria một phần canh thang tăng sinh đã ủ (9.3) trên bề mặt của môi trường thạch MacConkey (5.3.4.1) để phân lập khuẩn lạc.

Lật ngược đĩa Petri và sau đó ủ tại 32,5 °C ± 2,5 °C trong ít nhất 24 h (tối đa 48 h).

Kiểm tra các đặc tính của khuẩn lạc (xem Bảng 1).

Hình thái đặc tính của khuẩn lạc E.coli

Màu đỏ gạch; có thể có vòng kết tủa xung quanh khuẩn lạc

Bảng 1 - Hình thái đặc tính của E.coli trên môi trường thạch MacConkey

Thực hiện các thử nghiệm sau đối với các khuẩn lạc nghi ngờ được phân lập trên môi trường thạch MacConkey. Sự xuất hiện của E.coli có thể được xác nhận bởi các thử nghiệm nuôi cấy và sinh hóa phù hợp khác.

Thực hiện thử nghiệm được xác định trong ISO 21148. Kiểm tra que gram âm (bacilli).

(iii) Nuôi cấy trên môi trường thạch xanh methylene - levine eosin (môi trường thạch EMB)

Cấy truyền trên bề mặt của môi trường thạch xanh methylene - levine eosin với các khuẩn lạc phân lập nghi ngờ phát triển trên môi trường thạch MacConkey sao cho các khuẩn lạc phân lập phát triển. Lật ngược đĩa Patri và sau đó ủ tại 32,5 °C ± 2,5 °C trong ít nhất 24 h (tối đa 48 h).

Kiểm tra các đặc tính của khuẩn lạc như được xác định trong Bảng 2.

Hình thái đặc tính của khuẩn lạc E.coli

Môi trường thạch xanh methylene - levine eosin

Ánh kim loại dưới ánh sáng phản chiếu và ngoại quan màu xanh-đen dưới ánh sáng truyền qua

Bảng 2 - Hình thái đặc tính của E.coli trên môi trường thạch xanh methylene - levine eosin

Báo cáo thử nghiệm quy trình phát hiện và nhận dạng vi sinh vật Ecoli trong các sản phẩm mỹ phẩm gồm những thông tin nào?

Theo quy định tại Mục 12 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12974:2020 (ISO 21150:2015) về Mỹ phẩm - Vi sinh vật - Phát hiện E.coli thì báo cáo thử nghiệm quy trình phát hiện và nhận dạng vi sinh vật Ecoli trong các sản phẩm mỹ phẩm phải quy định cụ thể các thông tin sau:

- Viện dẫn tiêu chuẩn này, nghĩa là TCVN 12974:2020 (ISO 21150:2015);

- Tất cả thông tin cần thiết để nhận dạng hoàn toàn sản phẩm;

- Tất cả chi tiết hoạt động đối với chuẩn bị dung dịch huyền phù ban đầu;

- Mô tả phương pháp sử dụng chất trung hòa và môi trường;

- Chứng minh tính phù hợp của phương pháp, thậm chí nếu thử nghiệm đã được thực hiện tách biệt;

- Bất kỳ điểm nào không quy định trong tài liệu này hoặc được coi là tùy chọn cùng với các chi tiết của bất kỳ sự cố nào có thể ảnh hưởng đến kết quả.

[1] COLIPA. Guidelines on microbial quality management, published by the European cosmetic, Toiletry and Perfumery Association, 1997 (Hướng dẫn quản lý chất lượng vi khuẩn, Hiệp hội nước hoa và mỹ phẩm Châu Âu xuất bản, 1997)