Khám Nghĩa Vụ Quân Sự Có Cần Cởi Đồ Không
Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc về quy định pháp luật, mong được luật sư tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể là tôi đang làm việc trong một doanh nghiệp nhà nước, tuần vừa rồi tôi có nhận được thông báo khám sức khỏe để nhập ngũ, tôi thắc mắc không biết rằng pháp luật quy định việc nhập ngũ có bắt buộc hay không? Và khi người lao động nghỉ khám nghĩa vụ quân sự có được hưởng lương? Mong luật sư giải đáp giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!
Các trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự
Điều 5 Thông tư 148 quy định một người nếu thuộc một trong 07 trường hợp sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ:
Năm 2022, đang đi học có phải đi khám nghĩa vụ quân sự không?
Khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 và Khoản 1 Điều 5 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định các trường hợp được tạm hoãn gọi nhập ngũ bao gồm:
Khoản 2 Điều 41 Luật này và Khoản 2 Điều 5 Thông tư 148/2018/TT-BQP cũng quy định về các trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự như sau:
Theo quy định, công dân đang là học sinh, sinh viên theo học tại các cơ sở giáo dục nói trên không thuộc trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự, nhưng được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự cho đến khi hoàn thành khóa học. Sau khi thực hiện xong việc học tập mà có giấy gọi nhập ngũ thì người đó vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Không phải tất cả các sinh viên đang theo học tại tất cả các cơ sở giáo dục đều được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự. Theo quy định trên, chỉ những sinh viên đang theo học bậc đại học và cao đẳng hệ chính quy mới được xem xét tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Các sinh viên đang học bậc trung cấp; bậc cao đẳng và đại học không chính quy không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.
Lịch khám nghĩa vụ quân sự năm 2023 như thế nào?
Khoản 4 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định thời gian khám sức khoẻ từ ngày 01/11 đến hết ngày 31/12 hằng năm. Như vậy, thời gian khám nghĩa vụ quân sự cho đợt nhập ngũ đầu năm 2023 sẽ được diễn ra từ ngày 01/11/2022 và kết thúc sau ngày 31/12/2022.
Đối với đợt gọi công dân nhập ngũ lần hai thì thời gian khám sức khỏe sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Sau khi khám sức khỏe, công dân có sức khỏe loại 3 bị khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS sẽ không được gọi nhập ngũ. Chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP.
Đã lấy vợ và có con nhỏ phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Về các điều kiện tạm hoãn và miễn nghĩa vụ quân sự không áp dụng với gia đình có vợ và con nhỏ, chỉ áp dụng với người không đảm bảo sức khoẻ hoặc các trường hợp được nêu cụ thể ở mục 2 và 3.
Tuy nhiên trong trường hợp bạn là lao động chính trong gia đình mà con bạn còn nhỏ và vợ lại không có khả năng lao động do một vấn đề nào đó thì đây được coi là trường hợp lao động duy nhất trong gia đình có nhân thân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động. Vì vậy sẽ được hoãn nhập ngũ cho đến khi hết lý do tạm hoãn hoặc chưa hết lý do tạm hoãn mà hết tuổi nhập ngũ.
Có bắt buộc phải tham gia nghĩa vụ quân sự hay không?
Điều 274 Bộ luật Dân sự năm 2015 định nghĩa là nghĩa vụ như sau:
Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).
Đồng thời, khoản 2 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 nêu rõ:
Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.
Theo đó, nghĩa vụ nói chung và nghĩa vụ quân sự nói riêng là việc cá nhân trong độ tuổi phải phục vụ trong quân đội khi được gọi nhập ngũ, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tôn giáo, học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú…
Bên cạnh đó, nghĩa vụ quân sự gồm nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân:
– Nghĩa vụ phục vụ tại ngũ: Công dân nam trong độ tuổi có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ; công dân nữ trong độ tuổi tại thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.
– Nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị: Công dân nam hết độ tuổi gọi nhập ngũ mà chưa phục vụ tại ngũ, thôi phục vụ tại ngũ; công dân nữ trong độ tuổi có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của quân đội.
Như vậy, có thể thấy, nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ bắt buộc đối với công dân nam. Riêng công dân nữ thì thực hiện nghĩa vụ quân sự theo diện tự nguyện và nếu quân đội có nhu cầu.
Năm 2023 người lao động nghỉ khám nghĩa vụ quân sự có được hưởng lương?
Theo khoản 10 Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự cũng được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương, nếu thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
Căn cứ Điều 12, Điều 13 Nghị định 13/2016/NĐ-CP, khi nghỉ làm để thực hiện khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo lệnh gọi của Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, người lao động sẽ được giải quyết quyền lợi như sau:
* Người lao động đang làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước:
– Được chi trả bởi: Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi người lao động đang làm việc, công tác.
* Người lao động không thuộc các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước:
– Được chi trả bởi: Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
Như vậy, những người lao động đang làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước nghỉ làm để đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ được hưởng nguyên lương của ngày làm việc đó.
Trong khi đó, những người lao động khác lại không được tính hưởng lương của ngày nghỉ mà thay vào đó được hỗ trợ tiền ăn và tiền tàu xe đi lại.
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật nghĩa vụ quân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Năm 2023 người lao động nghỉ khám nghĩa vụ quân sự có được hưởng lương?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như soạn thảo đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, khám nghĩa vụ quân sự 2023 sẽ gồm 02 vòng:– Vòng 01: Vòng sơ tuyển;– Vòng 02: Vòng khám chi tiết.
ăn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP về xử phạt quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự:– Phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.– Phạt tiền từ 12 – 15 triệu đồng đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.– Phạt tiền từ 15 – 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:+ Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;+ Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 02 triệu đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.– Phạt tiền từ 25 – 35 triệu đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Theo quy định tại Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng. Thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 06 tháng trong các trường hợp sau:Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
Tôi vừa khám nghĩa vụ quân sự thì không đủ điều kiện về sức khỏe. Tôi đang có kế hoạch dài hơi cho công việc, phụ thuộc khá nhiều vào việc có hay không đi nghĩa vụ.
Tôi 23 tuổi, đã đi làm ở công ty về lập trình phần mềm. Tạng người tôi nhỏ con, ốm yếu, bị cận nặng. Với thể trạng như vậy, năm sau tôi có cần phải đi khám nghĩa vụ quân sự lại không?
Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ như sau: Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Mặt khác, vào ngày 10/12/2020, Bộ Quốc phòng có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang về việc khám sức khỏe cho thanh niên thi hành nghĩa vụ quân sự đối với người không đủ tiêu chuẩn như sau:
Việc đánh giá phân loại sức khỏe nghĩa vụ quân sự trong tuyển quân hằng năm được tiến hành theo hai bước "sơ tuyển tại cấp xã, khám tuyển tại cấp huyện" theo quy định tại Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, Nghị định số 13/2016/NĐ-CP, Thông tư số 148/2018/TT-BQP, Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP. Theo đó, Hội đồng Khám sức khỏe cấp huyện tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hội đồng nghĩa vụ quân sự cùng cấp về kết quả khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự hằng năm.
Quy trình, nội dung, các bước sơ tuyển, khám tuyển thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư số 16/2016/TTLT-BYT-BQP. Theo đó, để đánh giá, phân loại chính xác sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, công dân phải được khám qua các phòng khám chuyên khoa, có nội dung phải khám cận lâm sàng để bảo đảm đánh giá chính xác.
Việc đánh giá, kết luận phân loại sức khỏe của cá nhân phải qua đầy đủ các bước theo quy trình khám tuyển; kết quả phân loại có thể thay đổi theo thời gian từng năm (phiếu sức khỏe có giá trị không quá 6 tháng, quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 11 Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP). Mặt khác, tuổi thanh niên đang phát triển; vì vậy, sức khỏe và thể lực thay đổi theo từng năm đến ngoài 20 tuổi.
Thực tế, một số công dân trong thời điểm khám tuyển mắc bệnh lý cấp tính, không trúng tuyển, nhưng có thể khỏi bệnh hoàn toàn sau khi điều trị và lần sau khám có thể trúng tuyển; nhưng có công dân do mắc bệnh tật bẩm sinh, chỉ qua một lần khám tuyển, Hội đồng khám sức khỏe có thể kết luận không đủ tiêu chuẩn nhập ngũ và không gọi khám các năm tiếp theo.
Như vậy, căn cứ từng trường hợp cụ thể, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự đánh giá, báo cáo Hội đồng nghĩa vụ quân sự xem xét, đề xuất gọi hay không gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự những năm tiếp theo là phù hợp. Tuy nhiên, để công tác khám tuyển bảo đảm chính xác, chặt chẽ, công bằng, tránh tiêu cực.
Hằng năm, Bộ Quốc phòng giao cơ quan chức năng chỉ đạo, hướng dẫn địa phương làm tốt công tác phối hợp trong khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự; quá trình sơ tuyển, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự tuân thủ đúng quy trình, quy định của pháp luật; làm tốt công tác đăng ký, thống kê theo dõi, đối chiếu, rà soát hằng năm, trong đó có danh sách công dân không đủ tiêu chuẩn về sức khỏe, lý do không đủ sức khỏe của năm trước, nắm tiền sử gia đình công dân; thực hiện cải cách hành chính, áp dụng công nghệ thông tin trong khám tuyển; hạn chế ảnh hưởng đến thời gian và công việc của công dân; đầu tư trang thiết bị, vật tư y tế; thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế làm công tác khám tuyển để công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự tại các địa phương bảo đảm đúng quy định, chất lượng, hiệu quả hơn.
Như vậy, việc gọi đi khám nghĩa vụ sẽ được thực hiện cho đến khi công dân hết tuổi gọi nhập ngũ (hết 25 tuổi hoặc hết 27 tuổi đối với người học cao đẳng, đại học). Vì bạn mới 23 tuổi, nên vẫn có thể được gọi khám nghĩa vụ quân sự vào năm sau.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm:
- Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.
- Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đủ 18 tuổi trở lên.
Có thể thấy, công dân nam đủ 17 tuổi trở lên sẽ thuộc đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Bên cạnh đó, tại quy định Điều 30 Luật này thì độ tuổi gọi nhập ngũ gồm: Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Như vậy, có thể thấy rằng công dân nam đủ 17 tuổi trở lên sẽ thuộc đối tượng đăng ký NVQS. Do đó, nếu công dân đủ 17 tuổi thực hiện đăng ký NVQS tại địa phương khi có giấy khám NVQS thì phải thực hiện theo lệnh gọi khám.
Cho nên, nếu anh có giấy gọi đi khám NVQS vào cuối tháng 11 này là có căn cứ. Về được hoãn nghĩa vụ quân sự hay không thì phải đối chiếu với các trường hợp được tạm hoãn (Xem chi tiết tại: 8 trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự từ tháng 7/2020).
Bên cạnh đó, nếu anh có thắc mắc về vấn đề gọi khám NVQS thì có trao đổi với Ban chỉ huy quân sự để được hỗ trợ chi tiết.
Đi nghĩa vụ quân sự là quy định bắt buộc đối với những người đủ độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự theo quy định. Nghĩa vụ quân sự luôn là vấn đề được quan tâm hàng năm. Độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự trùng với lứa tuổi đi đại học vì vậy mà nhiều người thắc mắc đang đi học có phải đi khám nghĩa vụ quân sự không? Hãy cùng Luật sư X giải đáp thắc mắc cho câu hỏi này.