Theo số liệu thống kê từ Phòng Giáo dục thành phố, ghi nhận đến ngày 28/9/2023 có 394 trường hợp mắt, trong đó 338 trường học là học sinh và 56 trường hợp là giáo viên. Tại buổi truyền thông,  BS.CKI. Võ Phước Thiện, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Vị Thanh đã chia sẻ một số kiến thức phòng bệnh đau mắt đỏ như là: tình hình dịch bệnh, nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và xử trí.

tỉ/năm tiêm phòng dại cho người

Tại hội nghị, ông Hoàng Minh Đức, cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho hay trong số các dịch bệnh lây truyền từ động vật, bệnh dại đang có sự gia tăng và diễn biến rất phức tạp.

Trong 3 tháng đầu năm nay, 16/63 tỉnh thành có ca bệnh dại trên người, với 27 ca tử vong, trong đó miền Trung đang có số tử vong cao nhất là 9 ca.

"Bệnh dại không chỉ gây tử vong rất cao ở người mà còn gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. Ước tính mỗi năm, chúng ta tiêu tốn khoảng 800 tỉ đồng cho việc tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại, chưa kể chi phí điều trị vết thương do chó, mèo gây ra", ông Đức nói.

Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, từ đầu năm đến nay, đã có 143.000 người đi tiêm vắc xin ngừa dại (giá vắc xin dao động khoảng 1,2 đến 1,5 triệu đồng/liệu trình), tương đương khoảng 200 tỉ đồng.

Tại hội nghị, các địa phương cũng chia sẻ những khó khăn trong công tác phòng bệnh dại.

Đại diện UBND tỉnh Đắk Lắk cho hay chỉ trong 3 tháng đầu năm, tỉnh này đã ghi nhận 4 ca tử vong do bệnh dại. Đa số, các trường hợp tử vong là người dân ở vùng sâu, vùng xa, không có điều kiện tiêm phòng.

"Chúng tôi rất mong muốn Bộ Y tế có thể tìm được nguồn hỗ trợ vắc xin phòng bệnh dại để tiêm chủng cho người dân có nguy cơ.

Hiện nay vắc xin dại khá đắt, khoảng 1,2 đến 1,5 triệu đồng/liệu trình, đối với nhiều người dân nghèo, đây là khoản tiền không nhỏ", đại diện tỉnh Đắk Lắk kiến nghị.

Đẩy mạnh tiêm chủng, tăng cường quản lý

Ông Đức cho rằng hiện nay đối với bệnh dại đã có vắc xin phòng bệnh cho động vật và người, nhưng số ca tử vong do dại vẫn gia tăng.

Đặc biệt là tình trạng nuôi chó thả rông còn phổ biến tại nước ta. Vì vậy, ngoài tăng cường tiêm chủng cần siết chặt quản lý quy định nuôi nhốt, đeo rọ mõm cho chó khi đến nơi công cộng.

Chó thả rông, không rọ mõm xuất hiện đầy đường phố TP.HCM - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Theo thống kê của Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện nay ước tính cả nước có gần 5.000 hộ nuôi hơn 7,6 triệu con chó, mèo.

Năm 2023 tỉ lệ tiêm phòng trung bình cả nước 58% tổng đàn chó, mèo. Tuy nhiên, đầu năm 2024 đến nay chỉ có 19 tỉnh đã triển khai công tác tiêm phòng bệnh dại.

Tổng số chó mèo được tiêm phòng là trên 554.000 con, tỉ lệ tiêm phòng đạt trung bình 30% tổng đàn chó của các địa phương này.

Ông Nguyễn Văn Long, cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho hay lượng vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo đã đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch bệnh.

Tuy nhiên, hiện nay tỉ lệ tiêm chủng rất thấp, nhiều địa phương còn chậm, chưa quyết liệt trong tiêm chủng. Bên cạnh đó, tình trạng nuôi chó thả rông còn phổ biến, người dân chưa có ý thức phòng bệnh.

Nói về đề xuất gắn chip cho chó mèo của TP.HCM vừa qua, ông Long nhận định đây là đề xuất tích cực, áp dụng công nghệ hiện đại để quản lý đàn chó mèo.

"Đề xuất này có thể triển khai ở các thành phố lớn. Còn với những địa phương khác, đặc biệt ở vùng người dân nuôi chó chủ yếu để trông nhà, trông vườn, thả rông thì việc đầu tư gắn chip sẽ khó khăn. Bởi vậy cũng cần có thêm thời gian để nghiên cứu", ông Long nói.

Cần hỗ trợ người tham gia phòng chống bệnh dại

Ông Long cũng đề xuất cần xây dựng nghị định mới về cơ chế hỗ trợ phòng chống dịch bệnh động vật.

"Cần quy định mức hỗ trợ cho người trực tiếp thực hiện một hoặc nhiều các hoạt động phòng chống bệnh dại như thống kê và xác nhận thiệt hại do dịch bệnh; bắt, giữ động vật, tiêu hủy động vật, xử lý chó thả rông; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường; tiêm phòng; lấy mẫu bệnh phẩm,...

Các địa phương khi có hỗ trợ cho đối tượng này sẽ tăng cường được công tác phòng bệnh từ cấp xã, phường, gia tăng hiệu quả phòng chống dịch", ông Long nhận định.