Từ Hy Thái Hậu Nhà Thanh
Là vị Hoàng đế thứ 7 của nhà Thanh, Gia Khánh đế đã có những hành động nỗ lực khôi phục lại triều Thanh sau một thời gian dài bị lũng đoạn bởi Hòa Thân, một tham quan nổi tiếng dưới thời Càn Long.
Thanh Tuyên Tông Ái Tân Giác La Miên Ninh - Đạo Quang đế
Trong 30 năm tại vị, Đạo Quang đế lao tâm cần chính, một lòng vì nước vì dân, xứng đáng là vị vua cần kiệm thương dân. Nhưng ông làm vua đúng lúc triều chính hủ bại, vận nước lung lay, ông không đủ tài năng để xoay vần thế cục vô phương cứu vãn.
Thanh Cao Tông Ái Tân Giác La Hoằng Lịch - Càn Long đế
Càn Long đế là vị Hoàng đế có tuổi thọ cao nhất trong lịch sử Trung Quốc, thời kỳ trị vì kéo dài gần 60 năm và là thời cực thịnh về kinh tế cũng như quân sự của Đại Thanh.
Thanh Thế Tổ Ái Tân Giác La Phúc Lâm - Thuận Trị đế
Thuận Trị đế là Hoàng đế thứ hai và đầu tiên của nhà Thanh cai trị Trung Quốc sau khi Đại Thanh nhập quan, từ năm 1644 đến năm 1661. Bởi vì những sử liệu ghi lại về thời Thuận Trị ít hơn những giai đoạn sau, nên 18 năm trị vì của ông tương đối ít được biết đến trong lịch sử nhà Thanh.
Thanh Thánh Tổ Ái Tân Giác La Huyền Diệp - Khang Hi đế
Khang Hi đế là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Thanh, trị vì tổng cộng 61 năm, được đánh giá là vị hoàng đế tài ba lỗi lạc nhất, là người đã thiết lập sự thịnh trị kéo dài 134 năm của nhà Thanh sau một loạt các cuộc chiến tranh và những chính sách tích cực khiến dòng họ Ái Tân Giác La giữ vững ngôi vị Hoàng đế Trung nguyên. Ông được đánh giá là một trong những vị Hoàng đế vĩ đại nhất lịch sử Trung Quốc và được xưng tụng là Khang Hi Đại đế.
Thanh Văn Tông Ái Tân Giác La Dịch Trữ - Hàm Phong đế
Là vị Hoàng đế thứ 9 của triều đại nhà Thanh, Hàm Phong đế được đánh giá tuy còn trẻ nhưng chính trị siêng năng, muốn vực dậy cơ đồ Đại Thanh sau thời Đạo Quang đế nên đã nổ lực rất nhiều trong suốt 11 năm trị vì.
Hàm Phong đế chính là phu quân của vị Thái hậu nức tiếng lịch sử nhà Thanh, Từ Hi Thái hậu.
Thanh Mục Tông Ái Tân Giác La Tải Thuần - Đồng Trị đế
Đồng Trị đế là Hoàng trưởng tử, cũng là Hoàng tử duy nhất của Hàm Phong Đế và Ý Quý phi Diệp Hách Na Lạp thị.
Thanh Đức Tông Ái Tân Giác La Tải Điềm - Quang Tự đế
Mặc dù thời kỳ cai trị của Quang Tự đế và người tiền nhiệm Đồng Trị đế tiếp tục cho thấy sự suy vong của Đại Thanh, nhưng những cải cách trong thời kỳ ấy khiến cho nền kinh tế Trung Quốc được phục hồi, giúp cho triều đại tiếp tục cai trị Trung Quốc thêm 60 năm.
Phổ Nghi chính là vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh, cũng là quân vương cuối cùng của thời kỳ phong kiến ở Trung Quốc. Xung quanh ông có rất nhiều câu chuyện được hậu thế chú ý và bàn tán.
Ảnh của Phổ Nghi không phải do AI tạo thành, mà hoàn toàn là chân dung thật của ông được máy ảnh chụp lại.
Thanh Thế Tông Ái Tân Giác La Dận Chân - Ung Chính đế
Ung Chính đế là vị Hoàng đế thứ năm của nhà Thanh (Trung Quốc), trị vì 13 năm. Là một vị hoàng đế siêng năng, cần kiệm và chống tham nhũng quyết liệt, Ung Chính đã tiếp nối một thời kỳ hòa bình và thịnh vượng cho Nhà Thanh, không có ông thì không có cái gọi là Khang Càn thịnh thế.
Thời trẻ, Từ Hi thái hậu là "mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh"?
Từ Hi được cho là mỹ nhân đẹp nhất thời nhà Thanh. Không biết tin đồn này có phải là sự thật hay có thể là sự cường điệu của người khác nhưng sau khi xem những bức ảnh của bà khi còn trẻ, kết hợp với những ghi chép lịch sử, không khó để nhận ra Từ Hi thời trẻ quả thực là một mỹ nhân tuyệt trần.
Từ Hi vào cung năm mười sáu tuổi. Nhưng Hoàng đế Hàm Phong khi đó có rất nhiều thê thiếp nên không hề để ý tới Từ Hi. Vì vậy, sau khi vào cung rất lâu Từ Hi cũng không được Hàm Phong sủng ái. Từ Hi nhìn tình cảnh của mình chốn hậu cung liền tự nhủ: "Không được, nếu hoàng đế không sủng ái ta thì khi nào ta mới có thể ngẩng đầu?".
Vì vậy, Từ Hi thông minh bắt đầu hối lộ thái giám An Đức Hải - người hầu thân cận của Hàm Phong để bà có cơ hội gần vị hoàng đế này. An Đức Hải đã hoàn thành sứ mệnh của mình và nhanh chóng sắp đặt để Từ Hi có cơ hội tiếp xúc với Hàm Phong.
Khi Hoàng đế Hàm Phong nhìn thấy Từ Hi, liền bị mê hoặc. Từ Hi cứ vậy từ địa vị là Lan Quý nhân được tấn phong lên 1 cấp là Tần, kế tiếp lần lượt bà được sắc phong thành Ý phi, Quý phi và cuối cùng là Hoàng hậu... Đây có phải chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Tất nhiên là không, có lý do cho việc này. Vẻ đẹp của Từ Hi là điểm mấu chốt.
Nhan sắc Từ Hi lúc trẻ được phục dựng bằng công nghệ hiện đại.
Đây chỉ là từ góc độ của Hoàng đế Hàm Phong. Từ góc độ của lịch sử cũng ghi chép về nhan sắc của bà. Trong cuốn "Mãn Thanh ngoại sử" đã miêu tả về vị Thái hậu Từ Hi như sau: "Tuổi tuy còn nhỏ nhưng rất thông tuệ, nhan sắc không có đối thủ" (Miêu tả giai đoạn khi Từ Hi còn trẻ). Sự miêu tả này rất quy cách và tiêu chuẩn, rất phù hợp với cách viết trong những tài liệu lịch sử truyền thống. Từ Hi khi còn trẻ rất xinh đẹp, tư chất đoan chính, khí chất ngời ngời, rất nhiều nam nhân bị thu hút.
Nhiều bức ảnh và tranh của Từ Hi được các chuyên gia phục chế vẫn rất đẹp.
Khi đó có rất nhiều những nhà nghệ thuật ngoại quốc đã đến Trung Quốc thăm thú và học hỏi, họ đã được Từ Hi tiếp đón, gặp mặt. Do vậy, họ đã có cơ hội tận mắt chứng kiến gương mặt thật sự của Từ Hi Thái hậu. Từ Hi rất thích chụp ảnh và vẽ tranh, nên có rất nhiều ảnh, tranh về bà do các nhà nghệ thuật ngoại quốc thực hiện. Hiện nhiều bức ảnh và tranh của Từ Hi được các chuyên gia phục chế vẫn rất đẹp và sống động.
Ngay cả sau khi bà qua đời, những tin đồn về nhan sắc của bà vẫn không ngừng xuất hiện. Theo truyền thuyết, sau khi bà qua đời, "mộ tặc" Tôn Điện Anh đột nhập vào lăng mộ và mở quan tài ra thì thấy nhan sắc của bà vẫn như trước khi chết sau nhiều thập kỷ. Tuy đây chỉ là truyền thuyết nhưng phải nói rằng Từ Hi khi còn trẻ quả thực rất xinh đẹp.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Thái hoàng thái hậu (chữ Hán: 太皇太后; Kana: たいこうたいごうTaikōtaigō; Hangul: 태황태후Tae Hwang Tae Hu; tiếng Anh: Grand Empress Dowager hay Grand Empress Mother), thường được giản gọi là Thái Hoàng (太皇) hay Thái Mẫu (太母)[1][2], là tước vị pháp định dành cho bà nội của Hoàng đế đang tại vị, trên tước vị Hoàng thái hậu dành cho mẹ của Hoàng đế, được dùng trong gia đình hoàng gia của các khối tương văn Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
Cũng như trường hợp của Hoàng thái hậu, vị Hoàng đế tại vị có thể là Thứ xuất (mẹ là phi tần mà không phải Hoàng hậu), hoặc là từ dòng bên nhập tự, do đó có nhiều trường hợp mà Thái hoàng thái hậu có thể không thật sự là bà nội về mặt huyết thống của Hoàng đế tại vị mà chỉ là trên pháp lý. Trong hệ thống tước vị dành cho hậu phi, thì tước xưng này luôn là cao quý nhất, do vậy cũng có nhiều trường hợp người được tôn xưng chỉ đơn giản là đứng đầu phái nữ trong hoàng gia, mà không nhất thiết là bà nội của Hoàng đế.
Trong lịch sử Việt Nam, thời đại nhà Nguyễn còn chế định thêm một tước vị độc nhất vô nhị dựa trên danh hiệu Thái hoàng thái hậu, là Thái thái hoàng thái hậu (太太皇太后), dùng để tôn xưng cho một mình bà Từ Dụ (Nghi Thiên Chương Hoàng hậu), lúc này đã là Hoàng tằng tổ mẫu (bà cố) trên danh nghĩa của vua Thành Thái..
Tước hiệu ["Thái hoàng thái hậu"] dùng để tôn vinh người bà nội của Hoàng đế, địa vị ở trên các Hoàng thái hậu. Tước vị này lần đầu xuất hiện vào thời Tây Hán, ghi nhận trường hợp Bạc Cơ, mẹ của Hán Văn Đế Lưu Hằng và là bà nội của người kế nhiệm, Hán Cảnh Đế Lưu Khải. Trước đó, Hoàng thái hậu Lữ Trĩ tuy là bà nội của Lưu Cung và Lưu Hồng, song bà vẫn chỉ xưng làm Hoàng thái hậu, mà không phải Thái hoàng thái hậu.
Tuy nhiên, bộ Sử ký Tư Mã Thiên không ghi lại danh hiệu này thời Cảnh Đế và chỉ gọi Bạc thị là ["Thái hậu"] và người đầu tiên ghi nhận lại là Hiếu Văn Đậu hoàng hậu, mẹ của Hán Cảnh Đế dưới thời cháu nội là Hán Vũ Đế Lưu Triệt. Đến sách Hán thư, đã công nhận danh hiệu này xuất hiện trước đó, nhầm tấn tôn Bạc Cơ. Tiếp theo đó, từ nhà Hán làm nền tảng, các triều đại của Trung Quốc vẫn xem danh hiệu này là cao quý nhất. Danh vị này, sau đó truyền qua các triều đình theo văn hóa Hoa Hạ, như Việt Nam và Nhật Bản. Tại Việt Nam, danh hiệu này lần đầu tiên được biết đến là vào thời nhà Trần, người đầu tiên được tôn vị là Tuyên Từ hoàng hậu.
Khi Từ Hi Hoàng thái hậu lâm chung, chỉ định Phổ Nghi kế vị. Vì Từ Hi là bà nội trên pháp lý của Phổ Nghi, nên trong ngày hôm đó bà được tôn là Thái hoàng thái hậu, trước khi qua đời vài giờ sau. Đó cũng là vị Thái hoàng thái hậu cuối cùng của nhà Thanh và trong toàn bộ lịch sử Trung Quốc, cũng là Thái hoàng thái hậu tại vị ngắn nhất trong lịch sử.
Danh vị Thái hoàng thái hậu là danh vị cao nhất của một nữ quyến hoàng thất trong một gia đình hoàng tộc của các quốc gia Đông Á. Khi sách phong cho một Thái hoàng thái hậu, cũng như Hoàng thái hậu, đó gọi là 「Tấn tôn; 晉尊」, có Sách bảo (册宝) do chính Hoàng đế dẫn đầu bá quan văn võ đến dâng tiến trong đại lễ tấn tôn, quy định về tấn tôn.
Việc tấn tôn Thái hoàng thái hậu thường chia ra làm hai trường hợp chính:
Vì tôn hiệu đặc thù, trong nhiều triều đại tuy có thể có trên 2 vị Hoàng thái hậu, nhưng hầu như không có 2 vị Thái hoàng thái hậu cùng tôn vị. Điều cực hiếm này lại xảy ra cuối triều đại nhà Nguyễn ở Việt Nam, có Khôn Nguyên Xương Minh Thái hoàng thái hậu cùng Khôn Nghi Xương Đức Thái hoàng thái hậu thời Bảo Đại.
Mặt khác, vì vấn đề chính trị, cũng có nhiều tổ mẫu của Hoàng đế không tấn tôn địa vị Thái hoàng thái hậu. Điển hình như Lữ Thái hậu thời Hán Tiền Thiếu Đế Lưu Cung, tuy là Hoàng tổ mẫu của Hoàng đế nhưng vẫn giữ danh hiệu Hoàng thái hậu. Thời Đông Hán, Hiếu Nhân Đổng hoàng hậu, mẹ của Hán Linh Đế Lưu Hoằng, tuy là bà nội của Hán Thiếu Đế Lưu Biện và Hán Hiến Đế Lưu Hiệp nhưng chưa từng nhận qua danh vị Thái hoàng thái hậu. Lại có Thiệu Thái hậu, bà nội của Minh Thế Tông, tuy là Hoàng tổ mẫu nhưng chưa từng được tôn làm Thái hoàng thái hậu, sau khi qua đời mới có thụy hiệu là Hiếu Huệ Thái hoàng thái hậu mà thôi.
Bên cạnh đó, cũng không thiếu một số các trường hợp Thái hoàng thái hậu không phải bà nội của Hoàng đế. Như Hiếu Chiêu Thượng Quan hoàng hậu vào thời Hán Nguyên Đế là "Thúc tằng tổ mẫu" (bà cố) của Hoàng đế, cũng chỉ giữ danh hiệu Thái hoàng thái hậu. Hoặc như Hiếu Nguyên hậu Vương Chính Quân thời Nhũ Tử Anh, trên danh nghĩa là đường tằng tổ mẫu (bà cố) của Hoàng đế, nhưng cũng chỉ tự tôn làm Thái hoàng thái hậu. Lại có Ý An Quách hoàng hậu, qua các triều đã là Thái hoàng thái hậu, nên dưới thời Đường Tuyên Tông vẫn giữ danh hiệu.
Tại Việt Nam, vai vế không đồng nhất cũng xuất hiện vào thời đại nhà Nguyễn. Khi Vua Hiệp Hòa nối ngôi sau khi Vua Dục Đức bị phế, di chiếu của Vua Tự Đức đã định sẵng nên tôn Hoàng thái hậu Phạm thị làm Từ Dụ Thái hoàng thái hậu. Vua Hiệp Hòa là con út của Vua Thiệu Trị, do vậy là con chồng của bà Từ Dụ và là em trai của Vua Tự Đức, nhưng vì tôn trọng di chiếu mà nhà Vua vẫn tôn mẹ cả Phạm thị làm Thái hoàng thái hậu[3].
Thời Hán Ai Đế Lưu Hân, do Ai Đế là nhận Hán Thành Đế làm hoàng phụ, trở thành Thái tử, nên khi lên ngôi ông nhận đích tổ mẫu là Vương Chính Quân làm Thái hoàng thái hậu và Hoàng hậu Triệu thị của Thành Đế làm Hoàng thái hậu. Nhưng ông vẫn tôn kính mẹ đẻ Đinh Cơ và bà nội là Phó Thái hậu, luôn tìm cách nâng địa vị của họ.
Thời kì này vẫn chưa có hệ thống huy hiệu hoàn chỉnh, do vậy Hán Ai Đế đã liên tiếp nghĩ ra nhiều dị thể từ danh hiệu Hoàng hậu và Hoàng thái hậu vốn có, và cuối cùng tạo nên một thời kì mà trong cung có một lúc 4 vị Thái hậu với những danh hiệu chưa từng có:
Thời Bắc Chu, Bắc Chu Tĩnh Đế Vũ Văn Diễn kế vị, cả hai vị Thái hậu tổ mẫu của Hoàng đế là Thiên Nguyên Thượng Hoàng thái hậu A Sử Na thị và Thiên Nguyên Thánh Hoàng thái hậu Lý thị đều còn sống. Triều đình Bắc Chu khi ấy quyết định:
Ở Hàn Quốc, nhà Triều Tiên chỉ xưng Vương, và hôn phối gọi là Vương phi, trên một đời là Vương đại phi, trên nữa là 「Đại vương đại phi; 大王大妃」. Sau khi qua đời mới tôn gọi là Vương hậu. Khác với Trung Quốc và Việt Nam, Đại vương đại phi của Triều Tiên không xét mối quan hệ của Đại phi với Quốc vương, mà chỉ đơn giản là tính theo số đời, cứ lên một đời là tăng, do vậy có nhiều trường hợp Đại vương đại phi không phải tổ mẫu của Quốc vương mà là Đích mẫu, như Nhân Nguyên Vương hậu thời Triều Tiên Anh Tổ vậy.
Trong lịch sử Nhật Bản, pháp định dành cho địa vị của Thái hoàng thái hậu không nhất định chỉ dành cho tổ mẫu của Thiên Hoàng, mà dựa vào địa vị từng có theo các đời tương tự Triều Tiên. Ví dụ như Chính Tử Nội thân vương (正子內親王), Hoàng hậu của Thiên hoàng Junna, vốn là thúc mẫu của vị Thiên hoàng tiếp theo là Thiên hoàng Ninmyō nên được tôn làm Hoàng thái hậu, đến triều tiếp theo là Thiên hoàng Montoku thì lại được tôn làm Thái hoàng thái hậu. Hoặc như Quất Gia Trí Tử, sinh mẫu của Thiên hoàng Ninmyō được con trai tôn làm Thái hoàng thái hậu, vì ở triều đại Thiên hoàng trước đó bà đã là Hoàng thái hậu. Vào cuối thời Heian, Thái hoàng thái hậu theo pháp định cũng dần trở thành một loại vinh hàm, chỉ dùng để sắc phong cho nữ quyến trong hoàng thất có địa vị cao, như Nhị Điều Hoàng thái hậu Lệnh Tử Nội thân vương (令子內親王). Từ khi Đằng Nguyên Đa Tử (藤原多子) của Thiên hoàng Konoe được sách phong đến nay, Nhật Bản đã qua 800 năm chưa từng xuất hiện lại một người phụ nữ nào mang danh vị Thái hoàng thái hậu.
Trong khi ở lịch sử Việt Nam, hoàng thất nhà Trần, nhà Hậu Lê, nhà Mạc, nhà Nguyễn đều tôn xưng Thái hoàng thái hậu theo đúng vai vế tương tự Trung Quốc. Các chúa Trịnh xưng Vương, quyền thay Hoàng đế nhà Lê, nên cũng mô phỏng quy cách hoàng thất, tôn bà nội của chúa là 「Thái tôn thái phi; 太尊太妃」. Một số trường hợp Thái tôn Thái phi được Hoàng đế nhà Lê thiện đãi, gia phong tôn hiệu, đều thường là 「Quốc mẫu; 國母」 hay 「Quốc Thái mẫu; 國太母」. Vào thời nhà Nguyễn, Nghi Thiên Chương Hoàng hậu vào thời Thành Thái, đã là Đích tằng tổ mẫu (bà cố) của đương kim Hoàng đế. Trong lịch sử, bà cố của Hoàng đế không được ghi lại tôn hiệu, nên Thành Thái đã chế định ra tôn hiệu cho bà, gọi là 「Từ Dụ Bác Huệ Khang Thọ Thái thái hoàng thái hậu; 慈裕博惠康壽太太皇太后」, và đây cũng là danh hiệu duy nhất tồn tại dành cho Tằng tổ mẫu của Hoàng đế trong lịch sử các quốc gia đồng văn Đông Á.
Đã là thân tứ đại hoại rồi thì còn biết gì nữa mà sợ nóng, còn biết gì nữa mà đòi đem về quê hương.
Bây giờ tôi nói tới hậu sự, tức là việc sau khi mình chết.
Nhiều vị nghĩ rằng khi mình chết phải trối trăn lại với con cháu làm thế này, làm thế kia cho mình.
Bởi vì thân này do tứ đại hòa hợp mà thành, chúng ta sống cũng mượn tứ đại mà sống: uống nước giúp cho thủy đại, ăn giúp cho địa đại, thở giúp cho phong đại, v. v…
Như vậy bốn đại đó nhờ vay mượn bên ngoài mới tồn tại.
Đến khi chết là không vay mượn nữa thì trả về cho tứ đại.
Tứ đại trả về tứ đại thì chỗ nào cũng là tứ đại hết.
Tại xứ người, tứ đại cũng là tứ đại; ở quê hương mình thì tứ đại cũng là tứ đại. Đừng nghĩ bỏ thân ở xứ người là thiệt thòi.
Thiệt thòi nhất là cái tâm, tinh thần của mình ra đi mà không sáng suốt, đó mới thật thiệt thòi. Còn thân tứ đại này bỏ ở đâu cũng được hết. Người ta hay nói thân này là thân cát bụi cho nên khi chết trả về cho cát bụi, chứ không phải trả về xứ mình, thành vàng thành ngọc gì, cho nên đừng quan trọng nó.
Thân này để cho con cháu giải quyết bằng cách nào thuận lợi nhất thì tốt, mình khỏi cần dặn dò gì hết, khỏi cần bắt buộc gì hết.