Tiêm Phòng Hpv Là Cái Gì
Tiêm HPV là giải pháp giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung, mụn cóc sinh dục và nhiều vấn đề sức khỏe do virus Human Papillomavirus (HPV) gây ra. Vậy tiêm phòng HPV có tác dụng gì? Nên tiêm HPV mấy mũi? Hãy cùng giải đáp qua bài viết của Diag.
Có nên tiêm HPV cho nam không?
CÓ. Theo CDC, 91% nam giới sẽ bị nhiễm bệnh tại một số thời điểm nhất định nào đó trong đời nếu có hoạt động tình dục. Tiêm vắc xin cho nam giúp phòng bệnh do nhiễm virus HPV, ngăn ngừa các loại ung thư liên quan đến HPV, như ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư họng,… Việc tiêm phòng còn giúp nam giới giảm nguy cơ lây nhiễm cho đối tác.
Tiêm HPV là giải pháp phòng tránh nhiễm và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nguy hiểm do nhiễm virus HPV gây ra. Mỗi người, không phân biệt giới tính, nên tiêm phòng trong độ tuổi từ đủ 9 tuổi để đạt kết quả tốt nhất. Mỗi độ tuổi sẽ có liệu trình tiêm phòng khác nhau, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và có sự lựa chọn phù hợp.
Xem thêm: Tiêm HPV trong bao lâu?
Thống kê cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh do HPV đang tăng cao ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn. Chuyên gia khuyến cáo mỗi người cần chủ động tiêm vắc xin HPV đầy đủ và đúng lịch để bảo vệ trước các tuýp HPV gây các bệnh lý nghiêm trọng ở cả nam và nữ. Vậy tiêm HPV có tác dụng gì? Khi nào nên tiêm HPV để đạt được hiệu quả phòng bệnh tối ưu nhất?
Bài viết được tư vấn bởi BS Huỳnh Trần An Khương – Quản lý Y khoa vùng 2 Hồ Chí MInh, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.
Tiêm HPV là hoạt động tiêm vào cơ thể một loại vắc xin nhằm kích thích hệ thống miễn dịch sản sinh kháng thể đặc hiệu để chống lại một số chủng HPV gây ra các bệnh lý như mụn cóc sinh dục và ung thư nguy hiểm ở cả hai giới như ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư hầu họng, ung thư hậu môn gây ra cho cả hai giới nam và nữ. Hiện nay, có 2 loại vắc xin HPV được cấp phép lưu hành và sử dụng rộng rãi tại Việt Nam là vắc xin Gardasil 9 (Mỹ) phòng 9 chủng virus HPV và Gardasil (Mỹ) phòng 4 chủng virus HPV.
Trước tiên cần nhấn mạnh HPV RẤT NGUY HIỂM! Các nhà khoa học đã tìm thấy có hơn 200 tuýp HPV có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể. Trong đó có khoảng 40 tuýp có thể gây ra các bệnh lý liên quan đến đường sinh dục, được chia thành nhóm “nguy cơ thấp” và nhóm “nguy cơ cao” đối với nhóm có khả năng gây ung thư.
Sau khi nhiễm HPV, có khoảng 80% người nhiễm HPV là tạm thời, các triệu chứng bệnh thoáng qua và có thể tự đào thải sau 6-24 tháng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người nhiễm HPV không thể tự đào thải virus ra khỏi cơ thể mà ủ bệnh và tiến triển thành mụn cóc sinh dục hoặc các bệnh ung thư nguy hiểm. Người suy giảm hệ miễn dịch, người ghép cấy tạng, có bệnh lý nền… có khả năng đào thải virus thấp hơn các đối tượng khác.
Các nhà khoa học cũng phát hiện nam giới có tỷ lệ tự đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể thấp hơn 26% so với nữ giới. Do đó, độ lưu hành HPV ở đường sinh dục của nam cao hơn nữ ở hầu hết các lứa tuổi. Theo thống kê của CDC Hoa Kỳ, HPV gây ra 99% trường hợp ung thư cổ tử cung, hơn 90% trường hợp mụn cóc sinh dục, 90% trường hợp ung thư hậu môn, 65% trường hợp ung thư âm đạo, 50% trường hợp ung thư âm hộ và 45-90% trường hợp ung thư vòm họng. (1)
Trong đó, ung thư cổ tử cung là bệnh lý ung thư ác tính đặc biệt nguy hiểm khi có dấu hiệu gia tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa. HPV không bị đào thải sẽ âm thầm tiến triển trong khoảng 10-20 năm và không xuất hiện triệu chứng đặc hiệu. Cho đến khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, khối u lớn, xâm lấn các cơ quan xung quanh khiến việc điều trị trở nên khó khăn. Thống kê cho thấy trước đây hầu hết các trường hợp mắc ung thư cổ tử cung đều ghi nhận ở độ tuổi 40 – 50 tuổi thì hiện nay độ tuổi ghi nhận ngày càng trẻ hóa từ 35 – 55 tuổi.
Ngoài ra, nam giới cũng là nhóm đối tượng chịu gánh nặng nặng nề do HPV gây ra. Theo WHO, cứ 3 nam giới trên 15 tuổi thì có 1 người nhiễm ít nhất 1 chủng HPV và và cứ 5 người thì có 1 người nhiễm một hoặc nhiều chủng HPV. Trong khi đó, nam giới có tỷ lệ thải loại HPV thấp hơn 26% so với nữ giới, đồng nghĩa với việc một khi đã nhiễm nam giới có khả năng sống chung với HPV suốt đời, lâu dần tăng sinh, thay đổi cấu trúc tế bào dẫn đến các bệnh ung thư nguy hiểm.
Lý giải vấn đề này, chuyên gia cho biết HPV rất khó kiểm soát bởi đường lây nhiễm rất đa dạng. Không chỉ riêng đường tình dục, HPV còn lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp tay với bộ phận sinh dục, dùng chung khăn tắm, đồ lót, thăm khám nam,phụ khoa hoặc nạo phá thai ở cơ sở không đảm bảo dụng cụ tiệt trùng, lây từ mẹ sang con… Thậm chí nguy cơ lây nhiễm còn tăng cao ở những người có đời sống tình dục không lành mạnh, nhiều bạn tình, áp dụng nhiều cách thức quan hệ khác nhau nhưng không sử dụng biện pháp an toàn.
Chính vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo cần chủ động tiêm HPV đầy đủ và đúng lịch cho nam và nữ giới trong độ tuổi từ 9-45, bất kể đã quan hệ tình dục, lập gia đình hay từng quan hệ tình dục hay chưa để ngăn chặn ung thư cổ tử cung và các bệnh do HPV gây ra. Theo số liệu được công bố vào tháng 8/2023 của CDC Hoa Kỳ, kể từ khi chính thức triển khai tiêm HPV vào năm 2006, tỷ lệ trẻ em gái mắc các chủng HPV gây ung thư và mụn cóc sinh dục giảm 88% và ở phụ nữ trẻ giảm 81%. Trong số những phụ nữ được tiêm chủng, tỷ lệ tiền ung thư cổ tử cung (các tế bào bất thường trên cổ tử cung có thể dẫn đến ung thư) do các loại HPV thường liên quan đến ung thư cổ tử cung gây ra đã giảm 40%.
Các loại vắc xin HPV phổ biến hiện nay
Hiện có 2 loại vắc xin HPV được cấp phép lưu hành và sử dụng tại Việt Nam là vắc xin Gardasil 9 (Mỹ) và Gardasil (Mỹ). Hai loại vắc xin này có một số điểm khác nhau cơ bản về đối tượng tiêm, lịch tiêm, số tuýp HPV cơ bản có thể phòng ngừa cũng như tác dụng phòng bệnh. Cụ thể: (2)
Vắc xin Gardasil được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới Merck Sharp and Dohm (MSD-Mỹ) có tác dụng phòng ngừa hiệu quả 4 tuýp HPV (6, 11, 16 và 18) gây ra các bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, mụn cóc sinh dục, các bệnh lý do nhiễm HPV, được chỉ định tiêm cho trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi từ 9-26 tuổi.
Gardasil 9 được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới Merck Sharp and Dohm (MSD-Mỹ) là loại vắc xin có tác dụng phòng ngừa hiệu quả 9 tuýp HPV (6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58) gây các bệnh nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng, mụn cóc sinh dục… được chỉ định tiêm cho nam và nữ từ 9-45 tuổi, hiệu quả lên đến trên 90%.
Ngoài thắc mắc tiêm HPV là gì, nhiều Khách hàng còn có chung băn khoăn tiêm HPV cần tiêm mấy mũi, lịch tiêm HPV cho trẻ em và người lớn như thế nào? 2 loại vắc xin HPV Gardasil 9 (Mỹ) và Gardasil (Mỹ) có lịch tiêm cụ thể như sau:
Vắc xin Gardasil (Mỹ) tiêm cho trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi từ 9-26 tuổi, với lịch tiêm:
Vắc xin Gardasil 9 (Mỹ) tiêm cho cả nam và nữ từ 9-45 tuổi, với lịch tiêm :
Người từ tròn 9 tuổi đến dưới 15 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:
Nếu mũi 2 tiêm cách mũi 1 < 5 tháng, cần tiêm mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.
Người từ tròn 15 tuổi đến 45 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:
Tại Việt Nam, Bộ Y tế khuyến cáo nam và nữ từ 9-45 tuổi nên tiêm phòng HPV, trong đó độ tuổi thích hợp nhất để tiêm là từ 9-14 tuổi bởi đây là giai đoạn trẻ chưa bắt đầu quan hệ tình dục, tỷ lệ lây nhiễm HPV là rất thấp, đồng thời đây cũng là độ tuổi đáp ứng miễn dịch tạo kháng thể cao nhất. Ngoài ra, độ tuổi trẻ bắt đầu quan hệ tình dục cũng ngày càng trẻ hóa và chưa có ý thức bảo vệ đầy đủ trước nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm lây. Theo báo cáo khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu tại Việt Nam vào 2019, tỷ lệ học sinh THCS và THPT quan hệ tình dục lần đầu tiên trước 14 tuổi đã tăng gấp 2 lần từ 1,48% (năm 2013) lên 3,51%. Chỉ có khoảng 20,7% trẻ sử dụng biện pháp phòng ngừa an toàn trong lần quan hệ lần đầu tiên.
Do đó, bố mẹ nên chủ động cho con tiêm HPV sớm và không cần chờ đến khi con dậy thì hay có hoạt động tình dục mới tiêm HPV.
Đối với người từ 15-45 tuổi, đây là độ tuổi đã bắt đầu có hoạt động tình dục sớm, thậm chí là đời sống tình dục phong phú và không sử dụng các biện pháp an toàn càng làm tăng nguy cơ lây nhiễm HPV. Mặc khác, bất kỳ đối tượng hay lứa tuổi nào đều là mục tiêu tấn công của HPV, trong khi đó hiện nay chưa có bất kỳ phương pháp xét nghiệm tầm soát sớm các loại ung thư HPV được phê duyệt cho nam giới mà chỉ có ở nữ giới. Do đó, đây cũng là độ tuổi được khuyến cáo nên tiêm HPV và kết hợp sử dụng các biện pháp an toàn để ngăn chặn ung thư cổ tử cung và các bệnh lý nguy hiểm do HPV gây ra. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tiêm HPV trong độ tuổi 15-45 tuổi vẫn đạt hiệu quả bảo vệ cao lên đến hơn 90% giúp phòng ngừa các tuýp HPV gây bệnh nguy hiểm, hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm tuýp HPV mới, thậm chí là ngăn chặn khả năng tái nhiễm.