Thú Ý Nông Lâm
Phòng P216, Nhà Phượng Vỹ, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM
R?t ti?c không có k?t qu? mà b?n tìm ki?m
Hãy th? v?i m?t t? khóa khác ho?c xóa m?t s? tiêu chí tìm ki?m
Kinh doanh và Qu?n tr?Th?c s? Qu?n tr? Kinh doanhK? toánKhoa h?c Xã h?i và Truy?n thôngKhoa h?c Máy tính và Công ngh? thông tin (CNTT)
Ngành đào tạo: KHUYẾN NÔNG LÂM
Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông
Thời gian đào tạo: 2 năm
I. Giới thiệu và mô tả chương trình
Chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp ngành Khuyến Nông Lâm được thiết kế để đào tạo người học trở thành cán bộ kỹ thuật Khuyến Nông Lâm trình độ trung cấp chuyên nghiệp, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các qui định tại nơi làm việc, có sức khỏe để có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập vươn lên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Nội dung khóa học bao gồm những kiến thức cơ bản về sinh thái, môi trường, bảo vệ động thực vật, cây trồng, vật nuôi nông lâm nghiệp, nông lâm kết hợp và nghiệp vụ khuyến nông lâm; Đồng thời người học cũng được trang bị những kiến thức về chính trị, tin học, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, pháp luật, giáo dục quốc phòng - an ninh.
Sau khi tốt nghiệp, người học được cấp bằng Trung cấp chuyên nghiệp ngành Khuyến Nông Lâm, có khả năng chuyển giao kỹ thuật và đảm nhận được nhiệm vụ xây dựng, tuyên truyền vận động về công tác khuyến nông lâm tại nông trường, hợp tác xã nông nghiệp, trang trại, công ty kinh doanh và doanh nghiệp nông lâm nghiệp ở mức độ vừa và nhỏ và có khả năng làm việc trong các lĩnh vực có liên quan đến khuyến nông lâm.
Sau khi học xong chương trình, người học có khả năng:
- Trình bày được những kiến thức cơ sở và chuyên môn về sinh thái môi trường, cây trồng, vật nuôi nông lâm nghiệp, bảo vệ động thực vật, nông lâm kết hợp.
- Vận dụng được các phương pháp và nghiệp vụ khuyến nông lâm vào các mô hình kinh tế hộ gia đình, trang trại, công ty hoặc doanh nghiệp kinh doanh nông lâm nghiệp.
- Sử dụng linh hoạt các phương pháp và nghiệp vụ khuyến nông, khuyến lâm trong việc tổ chức vận động người dân áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên phát triển kinh tế hộ gia đình, trang trại, doanh nghiệp kinh doanh nông lâm nghiệp bền vững;
- Vận dụng kiến thức về sinh thái, môi trường, cây trồng, vật nuôi, nông lâm kết hợp áp dụng phù hợp với các vùng miền;
- Tổ chức xây dựng được các mô hình nông lâm kết hợp và đánh giá hiệu quả mô hình;
- Thực hiện được kỹ thuật cơ bản sản xuất giống, chăm sóc cây trồng nông, lâm nghiệp và chăn nuôi thú y.
3. Về thái độ và đạo đức nghề nghiệp
- Có phẩm chất đạo đức tốt, gần gũi với người dân, tôn trọng pháp luật và các qui định tại nơi làm việc.
- Có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, sẵn sàng đảm nhận các công việc được giao ở các hợp tác xã nông nghiệp, nông trường, trang trại, doanh nghiệp tư nhân, công ty kinh doanh, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông lâm nghiệp. Có ý thức cập nhật và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào lĩnh vực sản xuất của ngành nhằm tạo ra năng suất và các sản phẩm có chất lượng, có giá trị kinh tế cho xã hội.
III. Khung chương trình đào tạo
1. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo
Tổng khối lượng chương trình
2. Các học phần của chương trình
Học phần tự chọn (chọn 1 trong 3 học phần)
Giáo dục Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Học phần tự chọn (chọn 2 trong 3 học phần)
Kỹ thuật trồng cây hoa, cây cảnh
Sơ chế và bảo quản nông lâm sản
Lý thuyết tổng hợp (gồm các nội dung):
- Cây trồng, vật nuôi nông lâm nghiệp
Thực hành nghề nghiệp (gồm các học phần):
V. Mô tả nội dung các học phần cơ sở và chuyên môn
Học phần này cung cấp cho người học những đặc trưng cơ bản của xã hội nông thôn trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
Sau khi hoàn thành học phần, người học trình bày được những đặc trưng cơ bản của xã hội nông thôn để thực hiện công tác khuyến nông lâm phù hợp với các vùng miền khác nhau.
Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về tâm lý học, một số phương pháp cơ bản về nghiên cứu tâm lý người nông dân.
Sau khi hoàn thành học phần, người học có khả năng hiểu được diễn biến tâm lý xã hội ở nông thôn Việt Nam; những biểu hiện tâm lý của người nông dân; những vấn đề cần chú ý trong công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và khuyến khích người dân áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật về nông lâm nghiệp.
Học phần này cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về sự hình thành và diễn biến của thời tiết, khí hậu.
Sau khi hoàn thành học phần, người học biết cách vận dụng đặc điểm thời tiết, khí hậu vùng miền để bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp và dự phòng biện pháp khắc phục giảm thiểu thiệt hại trong sản xuất, kinh doanh.
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức về thành phần và quá trình vận động của hệ sinh thái; tính chất đặc thù của hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái rừng; về tài nguyên môi trường, ý nghĩa của tài nguyên môi trường đối với cuộc sống con người.
Sau khi hoàn thành học phần, người học phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa hệ sinh thái nông nghiệp và hệ sinh thái rừng; ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Học phần này cung cấp cho người học kiến thức cơ bản của các loại đất sản xuất chính và hướng sử dụng các loại đất sản xuất chính ở Việt Nam, các tính chất lý hóa trong đất tác động đến cây trồng; các loại phân bón và cách sử dụng các loại phân bón.
Sau khi hoàn thành học phần, người học có khả năng nhận biết mỗi loại đất trồng chỉ phù hợp với một số loại cây trồng nhất định. Cách bảo quản, chế biến và sử dụng một số loại phân hữu cơ, đồng thời biết sử dụng các loại phân hóa học và phân vi sinh trong sản xuất nông lâm nghiệp.
Học phần này nhằm cung cấp cho người học những kiến thức chung nhất về các hoạt động sống của cơ thể thực vật, một số chức năng sinh lý của cây trồng.
Sau khi hoàn thành học phần, người học hiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sống của thực vật; mối liên hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể thực vật với môi trường và giữa chúng với nhau, qua đó có biện pháp kỹ thuật tác động vào việc chăm sóc cây trồng.
Học phần này nhằm cung cấp cho người học những kiến thức chung nhất về các hoạt động sống của cơ thể động vật, một số chức năng sinh lý của các loài vật nuôi.
Sau khi hoàn thành học phần, người học hiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sống của động vật; mối liên hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể động vật với môi trường và giữa chúng với nhau, qua đó có biện pháp kỹ thuật tác động vào việc chăm sóc, phát triển các loài vật nuôi.
Học phần này cung cấp cho người học về đặc điểm các loại giống cây trồng và những kiến thức cơ bản của quá trình chọn lọc, lai tạo, sản xuất giống cây trồng nông lâm nghiệp phổ biến hiện nay ở Việt Nam và nhập nội.
Sau khi hoàn thành học phần, người học xác định được các phương pháp cơ bản trong chọn tạo giống mới đang được áp dụng như chọn lọc, lai giống, chọn giống ưu thế lai, giống đa bội và giống đột biến gen; các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng giống.
Học phần này cung cấp cho người học về đặc điểm các loại giống vật nuôi phổ biến, những kiến thức cơ bản về chọn lọc, chọn phối giống, nhân giống và sự thích nghi của giống vật nuôi; Các biện pháp chống suy thoái giống và cách khắc phục.
Sau khi hoàn thành học phần, người học xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng giống vật nuôi, các yêu cầu, phương pháp chọn lọc và nhân giống vật nuôi.
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về sinh vật học côn trùng, bệnh cây; các pha phát dục của côn trùng, các tác nhân phát tán nguồn bệnh, các vấn đề liên quan đến sự phát sinh, phát triển yếu tố gây bệnh cây trồng; các phương pháp điều tra phát hiện và phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.
Sau khi hoàn thành học phần, người học có khả năng xác định được yếu tố gây hại cây trồng và đưa ra các biện pháp thích hợp để phòng trừ và quản lý dịch hại tổng hợp có hiệu quả.
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về một số máy móc, thiết bị chủ yếu được sử dụng trong sản xuất nông lâm nghiệp.
Sau khi hoàn thành học phần, người học trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của một số máy, thiết bị thông dụng dùng trong sản xuất nông lâm nghiệp, đồng thời có thể hướng dẫn nông dân vận hành, sửa chữa, chăm sóc, bảo dưỡng thông thường.
Học phần này cung cấp cho người học các phương pháp cơ bản về khuyến nông lâm.
Sau khi hoàn thành học phần, người học có khả năng vận dụng các phương pháp cơ bản về khuyến nông lâm để tiếp cận và chuyển giao kiến thức nông lâm nghiệp đến người dân.
Học phần này cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ cơ bản về khuyến nông lâm.
Sau khi hoàn thành học phần, người học có khả năng vận dụng kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản về khuyến nông lâm để lập kế hoạch, tổ chức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông lâm nghiệp đến người dân.
Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về giống cây lâm nghiệp; Kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loài cây lâm nghiệp ở mỗi vùng sinh thái hiện nay.
Sau khi hoàn thành học phần, người học phân tích được kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lâm nghiệp theo vùng sinh thái; Có khả năng chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loài cây lâm nghiệp chủ yếu ở mỗi vùng sinh thái cho người dân địa phương.
Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loài cây công nghiệp ở các vùng sinh thái hiện nay ở Việt Nam.
Sau khi hoàn thành học phần, người học phân tích được kỹ thuật trồng và chăm sóc cây công nghiệp phù hợp với môi trường sinh thái; Có khả năng chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loài cây công nghiệp chủ yếu ở mỗi vùng sinh thái cho người dân địa phương.
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng cơ bản về quy hoạch, thiết kế vườn cây ăn quả, xây dựng vườn ươm, nhân giống cây ăn quả, kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loài cây ăn quả chủ yếu.
Sau khi hoàn thành học phần, người học hiểu và thực hiện được quy hoạch, thiết kế vườn cây ăn quả; xây dựng vườn ươm, nhân giống, trồng và chăm sóc một số loài cây ăn quả chủ yếu phù hợp với vùng sinh thái đúng kỹ thuật.
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về kỹ thuật tiên tiến trong việc trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản lúa, ngô.
Sau khi hoàn thành học phần, người học phân tích được các yếu tố tác động đến từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa, ngô; Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để tối đa hóa năng suất, chất lượng cây trồng.
Học phần này nhằm cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng cơ bản về kỹ thuật trồng, chăm sóc một số loại cây rau chủ yếu và ngành sản xuất rau an toàn.
Sau khi hoàn thành học phần, người học có những hiểu biết cơ bản về cây rau và ngành sản xuất rau; xác định được các quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại; thu hoạch, bảo quản một số loại cây rau chủ yếu.
Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng cơ bản về kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho gia súc, gia cầm.
Sau khi hoàn thành học phần, người học có khả năng hướng dẫn nguời dân chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng ngừa và trị một số bệnh thường gặp ở một số loài gia súc, gia cầm.
Học phần này cung cấp cho người học kiến thức, kỹ năng cần thiết về sự đa dạng của các hệ thống nông lâm kết hợp hiện nay ở Việt Nam và của các nước trên thế giới đã áp dụng thành công ở Việt Nam.
Sau khi hoàn thành học phần, người học nêu được vai trò của mô hình nông lâm kết hợp trong phát triển nông lâm nghiệp, nông thôn bền vững; có khả năng vận dụng, cải tiến để phát triển canh tác nông lâm kết hợp phù hợp với từng vùng sinh thái.
* Kỹ thuật trồng cây hoa, cây cảnh
Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng một số loài cây hoa, cây cảnh chủ yếu.
Sau khi hoàn thành học phần người học có những hiểu biết cơ bản về cây hoa, cây cảnh; xác định được các quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và phát triển cây hoa, cây cảnh.
* Sơ chế và bảo quản nông lâm sản
Học phần này cung cấp cho người học các phương pháp sơ chế, bảo quản giai đoạn đầu sau khi thu hoạch nông lâm sản.
Sau khi hoàn thành học phần, người học trình bày được các phương pháp sơ chế và bảo quản nông lâm sản; có biện pháp thích hợp để giảm thiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của nông lâm sản trong quá trình sơ chế và bảo quản.
* Quản lý kinh tế hộ, trang trại
Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về các phương pháp tổ chức quản lý quá trình sản xuất kinh doanh ở hộ - trang trại.
Sau khi hoàn thành học phần, người học có khả năng vừa làm cán bộ khuyến nông lâm để chuyển giao những kiến thức khoa học kỹ thuật, vừa là người có kiến thức về lĩnh vực quản lý kinh tế, giúp các chủ hộ - trang trại tổ chức quản lý quá trình sản xuất kinh doanh.
Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng thực tế về cây trồng, vật nuôi nông lâm nghiệp, nông lâm kết hợp và nghiệp vụ khuyến nông lâm.
Sau khi thực tập, người học có khả năng kết hợp đồng thời kiến thức lý thuyết đã học, kiến thức tích lũy trong thực tập nghề nghiệp để áp dụng vào thực tiễn.
Các nội dung cụ thể về thực tập nghề nghiệp:
- Về đất và phân bón: Người học trực tiếp nhận biết các loại đất chính; các loại phân bón khác nhau: phân hữu cơ, phân vô cơ, phân vi sinh.
- Về cây công nghiệp: Người học tham quan, đánh giá một số mô hình trồng cây công nghiệp trên địa bàn; Thực hiện giâm hom một số loài cây công nghiệp; Thực hiện các nội dung kỹ thuật gây giống, trồng, chăm sóc một số loài cây công nghiệp phổ biến như cây lạc, cây đậu tương, cây chè, cây đậu xanh, cây cà phê.
- Về cây lâm nghiệp: Người học thực hiện các kỹ thuật trong sản xuất cây con, trồng, chăm sóc, thu hoạch sản phẩm một số loài cây lâm nghiệp chủ yếu (cây lấy gỗ, cây đặc sản) ở mỗi vùng sinh thái.
- Về cây ăn quả: Người học thực hiện quy hoạch, thiết kế vườn cây ăn quả, xây dựng vườn ươm cây ăn quả phù hợp với vùng sinh thái: như cây nhãn, cây hồng, cây dứa, cây xoài, cây chôm chôm, cây sầu riêng, cây thanh long, cây vú sữa, cây chuối; Thực hiện chiết cành và ghép cây.
- Về cây lương thực: Người học trực tiếp thực hiện các nội dung kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc lúa, ngô theo thời vụ.
- Về bảo vệ thực vật: Người học trực tiếp xác định một số sâu bệnh hại chính trên cây trồng nông lâm nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra biện pháp xử lý thích hợp; Theo dõi và điều tra ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến dịch hại và sức khỏe con người.
- Về chăn nuôi thú y: Người học thực hiện cách phối trộn khẩu phần thức ăn cho gia súc gia cầm; Thực hành phương pháp thụ tinh nhân tạo cho lợn; Điều tra, phát hiện bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp cho gia súc, gia cầm.
- Về nông lâm kết hợp: Người học tham quan, khảo sát trang trại nông lâm nghiệp; Đánh giá ưu điểm, hạn chế của nông lâm kết hợp ở trang trại và đề xuất hoàn thiện các kỹ thuật đang được áp dụng.
- Về nghiệp vụ khuyến nông lâm: Người học thiết kế khung chương trình chuyển giao kiến thức cho nông dân; Xây dựng và trình bày một bài giảng về chuyển giao kiến thức; Lập kế hoạch khuyến nông khuyến lâm thôn bản; Trình bày một bài giảng về chuyển giao kiến thức cho cán bộ nhân viên một trang trại hoặc một doanh nghiệp kinh doanh nông lâm nghiệp.
Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng thực tế ở một số mô hình sản xuất, kinh doanh thuộc ngành nông lâm nghiệp.
Sau khi thực tập tốt nghiệp, người học có khả năng vận dụng những kiến thức đã học để thực hiện có hiệu quả nghiệp vụ khuyến nông lâm.