Tạo Video Intro Online Cho Thương Hiệu
COPYRIGHT © 2016, TỔNG CÔNG TY CP BIA-RƯỢU-NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN. ALL RIGHTS RESERVED.
Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)
Although the term “brand” is sometimes used as a synonym for a “trademark”, in commercial circles the term “brand” is frequently used in a much wider sense to refer to a combination of tangible and intangible elements, such as a trademark, design, logo and trade dress, and the concept, image and reputation which those elements transmit with respect to specified products and/or services. Some experts consider the goods or services themselves as a component of the brand.
Mặc dù thuật ngữ “thương hiệu” đôi khi được sử dụng như một từ đồng nghĩa của “nhãn hiệu” trong lĩnh vực thương mại, nhưng nó thường được sử dụng theo nghĩa rộng hơn bao gồm sự kết hợp của các yếu tố hữu hình và vô hình, chẳng hạn như một nhãn hiệu, một thiết kế, biểu tượng, hình ảnh thương mại, khái niệm, ảnh và danh tiếng mà các yếu tố đó liên quan tới các sản phẩm dịch vụ cụ thể. Một số chuyên gia coi bản thân hàng hóa hoặc dịch vụ là một phần của thương hiệu.
Phần màu sắc & thiết kế bao gói
Cùng với logo, việc kết hợp các màu sắc hoặc sử dụng hình dáng thiết kế đặc biệt cũng giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết thương hiệu. Do đó, hầu như các doanh nghiệp đều tận dụng triệt để 2 yếu tố này. Ví dụ:
Brand Positioning (Định vị thương hiệu)
Định vị thương hiệu sẽ giúp xác định vị trí mà thương hiệu đó chiếm trong tâm trí khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh. Định vị thương hiệu phải được xác định rõ ràng và đặc biệt hơn so với đối thủ cạnh tranh, phải phù hợp với giá trị và sứ mệnh của thương hiệu.
Để thương hiệu được định vị cao, bạn cần xây dựng bộ nhận diện chuyên nghiệp ngay từ đầu như: Tên Brand, tiêu chuẩn sản phẩm/dịch vụ, hình ảnh, bảo đảm sản phẩm/dịch vụ,…
Giai đoạn 3: Trải nghiệm khách hàng
Vì có nhiều sự lựa chọn cùng loại nên khách hàng ngày càng khó tính và khắt khe hơn trong việc lựa chọn sản phẩm/dịch vụ đáp ứng mong muốn và nhu cầu tiêu dùng của mình. Thông thường, họ sẽ có xu hướng lựa chọn những sản phẩm/dịch vụ đã dùng quen thuộc trong thời gian dài.
Khi họ chấp nhận trải nghiệm thì đây chính là sự thành công nhỏ trong quá trình tiếp cận của doanh nghiệp bạn. Trải nghiệm của khách hàng được xem như là quá trình đánh giá sản phẩm/dịch vụ, họ sẽ xem xét giữa quá trình sử dụng sản phẩm so với những gì mà thương hiệu quảng cáo, sau đó khách hàng sẽ đem so sánh với những sản phẩm, thương hiệu khác.
Do đó, trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần làm nổi bật lên những giá trị mà mình có thể mang lại khách hàng, từ đó giữ chân khách hàng quay lại.
IV. Vai trò của Branding – Quản trị thương hiệu
Mục tiêu của quản trị thương hiệu là xây dựng lòng tin của khách hàng với thương hiệu. Ngoài ra, mục tiêu của quá trình này còn nhằm duy trì vị trí của thương hiệu trên thị trường và giúp thu hút cũng như nổi bật với hàng trăm thương hiệu khác trong cùng một lĩnh vực.
Việc quản trị và duy trì thương hiệu cũng vô cùng quan trọng để xây dựng nên thương hiệu đó. Bởi một thương hiệu có giá trị cao, có vị thế và nổi tiếng ở một giai đoạn nào đó. Tuy nhiên, ở giai đoạn nào đó thì thương hiệu cũng có thể bị “tụt dốc”, mất niềm tin và giá trị với người dùng. Để tránh xảy ra trường hợp này, bạn cần đưa ra một kế hoạch quản trị và “bảo dưỡng” thương hiệu thật chu đáo và thực hiện liên tục.
Giá trị thương hiệu cao sẽ vô cùng có lợi trong việc xây dựng danh tiếng, niềm tin và khả năng tiếp cận thị trường của doanh nghiệp. Do đó, sản phẩm/dịch vụ của bạn cung cấp sẽ có giá trị cao hơn.
Ví dụ: Tại sao người tiêu dùng luôn chọn thuốc giảm đau có thương hiệu Tylenol. Thay vì các lựa chọn không có thương hiệu sẽ mang lại nhiều giá trị hơn cho họ? Bởi vì thương hiệu nhất quán, dễ dàng nhận biết và đáng tin cậy.
Có tài sản thương hiệu mạnh sẽ giúp doanh nghiệp tính phí nhiều hơn cho sản phẩm cũng như tạo ra các tiện ích mở rộng thương hiệu như: cho ra sản phẩm mới – Tylenol PM chẳng hạn.
Định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ
A brand is a name, term, design, symbol, or any other feature that identifies one seller’s good or service as distinct from those of other sellers.
Một thương hiệu là một cái tên, một thuật ngữ, một thiết kế, ký hiệu hoặc bất cứ thứ gì khác để phân biệt hàng hóa / dịch vụ của những người bán khác nhau.
II. Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu
Thương hiệu và nhãn hiệu là hai thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong hoạt động kinh doanh, thương mại, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người chưa phân biệt được sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu là gì? Dưới đây là một số thông tin giúp bạn nhận biết được sự khác biệt đó.
Có thể nói, thuật ngữ “nhãn hiệu” và “thương hiệu” được dùng trong bối cảnh khác nhau. Cụ thể dưới góc độ pháp lý thường “nhãn hiệu” và ở góc độ quản trị doanh nghiệp sử dụng thuật ngữ “thương hiệu’’.
Vì vậy, theo quy định của pháp luật, chỉ có “nhãn hiệu” mới là đối tượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và bảo hộ bằng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ và được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Còn với “ thương hiệu” được hình thành từ quá trình xây dựng, phát triển doanh nghiệp, qua đánh giá của người tiêu dùng, từ thương hiệu sẽ trở nên có giá trị khi các sản phẩm, dịch vụ được sử dụng phổ biến và tạo được uy tín nhất định.
Nhãn hiệu sẽ được bảo hộ bởi pháp luật trong vòng 10 năm, nhưng có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp. Ngược lại, thương hiệu sẽ không được luật pháp bảo hộ nhưng giá trị không bị giới hạn theo thời gian, bởi đó là thành quả của quá trình doanh nghiệp xây dựng và phát triển.
Giai đoạn 1: Hình thành thương hiệu
Hình thành thương hiệu là giai đoạn bắt đầu khi doanh nghiệp quyết định thành lập một thương hiệu và xác định giá trị và sứ mệnh của nó. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu thị trường, khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và đưa ra kế hoạch chiến lược để xây dựng và phát triển thương hiệu.
Bảo vệ doanh nghiệp tránh khỏi rủi ro
Khi thương hiệu có giá trị cao, có bảo hộ thương hiệu rõ ràng, doanh nghiệp sẽ tránh được những pha chơi xấu của đối thủ, đồng thời tránh được những hệ lụy khi làm hàng giả, hàng nhái hay hàng kém chất lượng.
III. Giá trị của thương hiệu đối với doanh nghiệp
Quá trình hình thành và xây dựng thương hiệu gồm tên, hình ảnh cho sản phẩm/dịch vụ trong tâm trí khách hàng. Điều này nhằm tạo nên sự khác biệt trên thị trường hiện nay. Ngoài ra, việc tạo thương hiệu còn giúp thu hút sự chú ý của khách hàng và duy trì mối quan hệ lâu dài với họ.
Có 1 câu nói rất kinh điển về thương hiệu như sau: “thương hiệu là cái còn lại cuối cùng khi doanh nghiệp không còn gì cả”.
Thương hiệu được coi như một dạng tài sản vô hình của doanh nghiệp, là một trong những công cụ quan trọng giúp thúc đẩy các hoạt động kinh doanh thương mại ngày nay.
Không những vậy, giá trị thương hiệu còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các chiến lược Marketing. Đây là yếu tố đại diện cho cam kết, niềm tin thương hiệu về sản phẩm/dịch vụ hay là những trải nghiệm của khách hàng.
Giá trị thương hiệu cũng có thể hiểu là giá trị tài chính của thương hiệu đó khi nó được mua bán. Để xác định giá trị thương hiệu thì các cá nhân/tổ chức cần ước lượng được giá trị của mình trên thị trường.
Theo cuộc khảo sát của Q&Me vào đầu năm 2018 thực hiện tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với trên 500 người ở độ tuổi từ 18 – 39 cho thấy.
Điều này chứng tỏ sức mạnh thương hiệu của Honda tại thị trường Việt Nam là không thể bàn cãi.