Tại Sao Cổ Phiếu Vnm Giảm Mạnh
Kết thúc tuần giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 20,33 điểm (+1,62%) lên 1.272,04 điểm. Chỉ số HNX-Index tăng 1,88 điểm (+0,81%), lên 234,3 điểm.
Người Nhật giảm du lịch nước ngoài
Đối với khách Nhật Bản, tình trạng giảm số lượng kéo dài từ năm ngoái đến nay, phục hồi chỉ bằng 60% so với thời điểm 2019, trong khi Nhật được Việt Nam miễn thị thực. Một trong những nguyên nhân được xác định là do người Nhật ngày càng ít chuộng đi du lịch nước ngoài.
Theo ước tính của công ty du lịch hàng đầu Nhật Bản JTB vào cuối năm 2023, số lượng khách du lịch nước ngoài của Nhật Bản trong kỳ nghỉ cuối năm và năm mới ở khoảng 70% so với năm 2019 - trước đại dịch.
Tại sân bay Haneda ở Tokyo vào dịp cuối năm được cho là "chỉ đông đúc vào sáng sớm và tối muộn, khi có nhiều du khách nước ngoài đến đây đáp chuyến bay về nước".
Số liệu của JTB cho thấy, du khách Nhật Bản ra nước ngoài trong kỳ nghỉ cuối năm và năm mới đạt 580.000, gấp 2,6 lần so với năm tài chính trước. Tuy nhiên, con số này giảm 30% so với con số của năm tài chính 2019. Số chi phí đi lại của mỗi người là 222.000 yen, giảm 7,9% so với năm tài chính trước.
Theo Japan News, du lịch nước ngoài của Nhật Bản phục hồi chậm chủ yếu là do đồng yen yếu. Trong khi đồng yen giao dịch quanh mức 110 yen so với đồng đô la vào năm 2019, giá trị của đồng tiền này đã giảm gần 40 yen, có nghĩa là du khách Nhật Bản sẽ phải trả chi phí mua sắm và ăn uống ở nước ngoài nhiều hơn.
Chủ tịch JTB Eijiro Yamakita cho biết: "Tùy thuộc vào điểm đến du lịch, chi phí sẽ cao gấp đôi so với mức trước đại dịch". Đây rõ ràng là một yếu tố cản trở nhu cầu du lịch nước ngoài.
Khách Nhật Bản tham quan vườn vải ở Bắc Giang
Ngoài ra, tỷ lệ người có hộ chiếu đang giảm. Theo dữ liệu của Bộ Ngoại giao và các cơ quan khác, tỷ lệ người có hộ chiếu trong số công dân Nhật Bản dao động quanh mức 25% trước đại dịch. Tuy nhiên, con số này giảm xuống còn 17% vào năm 2022, đồng nghĩa với việc có ít cơ hội đi du lịch. Ngoài ra, một số người hết hạn hộ chiếu trong thời kỳ đại dịch được cho là đã quyết định không làm hộ chiếu mới.
Tuy nhiên, một doanh nghiệp ở TP.HCM chuyên về thị trường khách Nhật Bản cho rằng, kinh tế Nhật tăng trưởng kém, đồng tiền yếu chỉ là nguyên nhân khách quan khiến khách Nhật đến Việt Nam giảm.
"Rõ ràng, sau đại dịch, công tác xúc tiến quảng bá điểm đến của Việt Nam ở thị trường Nhật bị bỏ bê. Người Nhật có thói quen 'nghe tận mắt, thấy tận tay', nên việc xúc tiến quảng bá là cực kỳ quan trọng để tiếp cận họ. Thời điểm 2013 - 2018, du lịch Việt Nam luôn đẩy mạnh quảng bá ở thị trường Nhật và đã mang lại kết quả khi đón làn sóng du khách Nhật. Nhưng người Nhật khó tính, nếu không làm mới điểm đến, bao gồm dịch vụ và sản phẩm, thì rất khó thuyết phục họ quay lại. Có thể nhận thấy, làn sóng du khách Nhật ở Việt Nam đang trôi qua", vị này phân tích.
Dữ liệu được tổng hợp bởi công ty du lịch lớn của Nhật H.I.S cho thấy, các điểm đến du lịch phổ biến trong kỳ nghỉ cuối năm và đầu năm chủ yếu tập trung ở các nước châu Á, nơi chi phí đi lại khá hợp lý và có hãng hàng không giá rẻ cung cấp các chuyến bay từ Nhật Bản.
Theo đó, 10 điểm đến hàng đầu của du khách Nhật Bản trong dịp năm mới 2024 không có Việt Nam, bao gồm: Seoul, Taipei, Honolulu, Bangkok, Guam, Busan, Singapore, Cebu, Cairns, Paris.
Theo Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ đạt 6,96 tỉ USD, chiếm 44,2% tổng kim ngạch xuất khẩu cả ngành. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ đã giảm 25,4%.
Xuất khẩu dệt may sang Mỹ sẽ gặp khó khăn
Chia sẻ tại tọa đàm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào Chuỗi sự kiện kết nối cung ứng quốc tế tại Việt Nam năm 2023, do Bộ Công thương tổ chức chiều 11.8, ông Trần Minh Thắng, Trưởng chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại San Francisco (Mỹ,) đã phân tích nguyên nhân khiến xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sụt giảm ở thị trường Mỹ.
Theo ông Trần Minh Thắng, sau đại dịch Covid-19, các nhà nhập khẩu Mỹ đẩy mạnh tìm kiếm nguồn hàng đa dạng hơn, cố gắng giảm nguồn cung từ Trung Quốc mà tập trung vào các nhà cung cấp gần như Canada, Mexico, các quốc gia Trung và Nam Mỹ; thứ hai là phát triển nguồn cung từ các nước đồng minh.
Đối với hàng dệt may, Mỹ đang đầu tư mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng tại Trung Mỹ, cụ thể là các quốc gia thuộc khu vực mậu dịch tự do Trung Mỹ, điển hình là Dominica để đưa sản xuất về gần hơn với Mỹ.
"Đầu tư này không chỉ ở một khâu nhất định mà dành cho cả chuỗi cung ứng, điều này giúp các doanh nghiệp Mỹ sẽ tiêu thụ được sản lượng rất lớn bông, sợi... Việt Nam cũng là nhà xuất khẩu hàng đầu trong lĩnh vực dệt may nên chúng ta đứng trước áp lực chia sẻ thị phần với các nước khác", ông Thắng nói.
Giải thích cụ thể hơn, ông Thắng nhấn mạnh, hàng dệt may Việt Nam đang chịu tác động của cuộc cạnh tranh Trung - Mỹ và đạo luật chống lao động cưỡng bức đối với người Ngô Duy Nhĩ ở Tân Cương, Trung Quốc. Các nhà nhập khẩu của Mỹ đã và đang triển khai các biện pháp giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Đối với dệt may, Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp hàng đầu cho thị trường Mỹ, tuy nhiên thị phần đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, chỉ còn 17,9%.
Cũng theo ông Thắng, đạo luật chống lao động cưỡng bức đối với người Ngô Duy Nhĩ đang ảnh hưởng trực tiếp đến hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ, khi hiện nay, các doanh nghiệp của Mỹ ngày càng kỹ lưỡng hơn trong việc nhập khẩu hàng may mặc đến từ Việt Nam vì có mối liên hệ trong chuỗi cung ứng giữa Việt Nam với Trung Quốc, cụ thể là các nguyên liệu có nguồn gốc từ Tân Cương.
Ông Thắng cũng cho rằng, một nguyên nhân nữa khiến nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may vào Mỹ giảm mạnh là do các năm 2020 và 2021, dịch Covid-19 làm gián đoạn nguồn cung. Các doanh nghiệp Mỹ lo đứt gãy chuỗi cung ứng nên năm 2022 đã nhập khẩu lượng khối lượng rất lớn hàng dệt may. Sau đó, nền kinh tế suy thoái, người dân thắt chặt chi tiêu nên lượng hàng tồn kho rất lớn cũng là nguyên nhân khiến nhu cầu nhập khẩu giảm hàng dệt may của Mỹ từ Việt Nam và các thị trường đều sụt giảm.
"Theo số liệu công bố, 5 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ chỉ đạt 31,51 tỉ USD, thấp hơn 40,89 tỉ USD trong 5 tháng đầu năm 2022. Không chỉ có Việt Nam, nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ từ Trung Quốc giảm hơn 31%; từ Ấn Độ giảm hơn 20,8%, từ Bangladesh giảm 19%...", ông Thắng nói.
Tiếp nối đà tăng từ phiên hôm qua, vào ngày hôm nay (6/12), VN-Index tiếp tục tăng thêm 2,61 điểm, tương ứng mức tăng 0,21%, chốt tại 1.270,14 điểm.
Mặc dù một số mã lớn thuộc rổ VN30 có xu hướng điều chỉnh, BID và GVR vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ VN-Index. Hai mã này lần lượt đóng góp 0,83 điểm và 0,68 điểm vào đà tăng của chỉ số.
Đáng chú ý, cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup đã bật tăng 2,45%, đạt 41.850 đồng/cổ phiếu, qua đó đóng góp thêm 0,93 điểm vào VN-Index.
Diễn biến tích cực của cổ phiếu VIC xuất phát từ thông tin do CEO NVIDIA, ông Jensen Huang, tiết lộ sau lễ ký thỏa thuận thành lập hai trung tâm AI với Chính phủ vào tối 5/12. Theo đó, NVIDIA đã mua lại VinBrain, công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo của Vingroup, nhằm phát triển một trung tâm thiết kế tương lai lớn tại Việt Nam.
Hiện tại, tiến trình cụ thể của thương vụ này chưa được cập nhật. Tuy nhiên, website của VinBrain đã phát đi thông báo công ty bây giờ là một phần của NVIDIA.
Tính đến ngày 30/9, Vingroup đã đầu tư 126,5 triệu USD vào doanh nghiệp này. Tỷ lệ biểu quyết và tỷ lệ lợi ích đều ở mức 49,74%.
Theo giới thiệu, VinBrain là công ty công nghệ tiên phong phát triển các sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế. Sứ mệnh của VinBrain là ứng dụng AI và IoT trong chăm sóc sức khỏe, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cuộc sống. Công ty hướng tới mục tiêu mang lại sự bình đẳng trong việc tiếp cận các giải pháp, kiến thức và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho mọi người.
Hiện tại, VinBrain đã và đang triển khai thành công các giải pháp này tại hơn 182 bệnh viện trải dài trên khắp Việt Nam, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Australia và Myanmar, hỗ trợ các chuyên gia y tế nâng cao hiệu quả làm việc và cung cấp dịch vụ y tế chính xác.
Ngoài ra, cổ đông của Vingroup cũng đón nhận tin vui khi trong hội thảo nhà đầu tư diễn ra mới đây, VinFast (thành viên của Vingroup), dự kiến đạt điểm hòa vốn gộp vào năm 2024 và điểm hòa vốn EBITDA (thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao) vào năm 2026.
Trước đó, trong tháng 11/2024, VinFast đã công bố kết quả tài chính chưa kiểm toán quý III/2024 với kết quả kinh doanh khả quan. Cụ thể, công ty đã bàn giao tổng cộng 21.912 xe điện, tăng 66% so với quý II/2024 và tăng 115% so với cùng kỳ năm 2023.