Số Của Cục Xuất Nhập Cảnh Nhật Bản
Bạn vui lòng nhập đầy đủ thông tin để nhận ngay mức phí thấp chưa từng có.
I. HÌNH THỨC KIỂM TRA TỪ CỤC XUẤT NHẬP CẢNH NHẬT BẢN
Trong những kỳ học gần đây, Cục Xuất nhập cảnh Nhật Bản tại các khu vực thường xuyên gọi điện thoại đến các bạn du học sinh Việt Nam để kiểm tra về độ chính xác các thông tin trong hồ sơ xin COE. Cục sẽ có các hình thức gọi điện như sau:
Thắc mắc liên quan đến quản lý và điều hành cổng thông tin
SKword Co., Ltd.Địa chỉ: Izumi First Square 9F, 1-21-27 Izumi, Higashi-ku, Nagoya, Aichi 461-0001mail: [email protected]*Thời gian tiếp nhận là từ 10:00~17:00 các ngày thườngNgười phụ trách: Sawada, Ito
Ngày 22/11/2019, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã biểu quyết thông qua Luật Xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam với 442 đại biểu tán thành, chiếm 91.51%. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020. Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam được ban hành là một bước tiến quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh; nhằm cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước của công dân.
Luật Xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam gồm 8 chương, 52 điều.
- Chương I: Những quy định chung từ Điều 1 đến Điều 5 quy định về phạm vi điều chỉnh giải thích từ ngữ; nguyên tắc xuất cảnh, nhập cảnh; các hành vi bị nghiêm cấm; quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam
- Chương II: Giấy tờ xuất nhập cảnh từ Điều 6 đến Điều 7 quy định về giấy tờ xuất nhập cảnh và thời hạn của giấy tờ xuất nhập cảnh.
- Chương III. Cấp, chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh từ Điều 8 đến Điều 22gồm 05 mục, cụ thể:
- Mục 1:Cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ quy định về đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao; đối tượng được cấp hộ chiếu công vụ; điều kiện cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ; thẩm quyền cho phép, quyết định cử người thuộc diện cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ; cấp, gia hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở trong nước và cấp, gia hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở nước ngoài.
- Mục 2: Cấp hộ chiếu phổ thông quy định về đối tượng được cấp hộ chiếu phổ thông; cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước; cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài
- Mục 3:Cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn quy định về đối tượng được cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn và cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn.
- Mục 4: Cấp giấy thông hành quy định về đối tượng được cấp giấy thông hành và cấp giấy thông hành
- Mục 5: Chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh quy định về trường hợp chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh; thời hạn chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh.
- Chương IV: Quản lý, sử dụng, thu hồi, hủy, khôi phục giấy tờ xuất nhập cảnh từ Điều 23 đến Điều 32 gồm 02 mục, cụ thể:
- Mục 1: Quản lý, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh quy định về trách nhiệm của người được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh; quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ; sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ; sử dụng hộ chiếu phổ thông, giấy thông hành.
- Mục 2: Thu hồi, hủy, khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu quy định về ác trường hợp thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu;hủy giá trị sử dụng hộ chiếu còn thời hạn bị mất; thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu đối với người được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ đối với trường hợp không còn thuộc đối tượng được sử dụng; thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu của người thuộc trường hợp chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm; khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu phổ thông.
- Chương V: Xuất cảnh, nhập cảnh, tạm hoãn xuất cảnh từ Điều 33 đến Điều 39 quy định về điều kiện xuất cảnh; điều kiện nhập cảnh; kiểm soát xuất nhập cảnh; các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh; thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh; thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnhvà trình tự, thủ tục thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh.
- Chương VI: Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam từ Điều 40 đến Điều 43 quy định về yêu cầu xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; thu thập, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
- Chương VII: Trách nhiệm quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam từ Điều 44 đến Điều 50 quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; trách nhiệm của Bộ Công an; trách nhiệm của Bộ Ngoại giao; trách nhiệm của Bộ Quốc phòng; trách nhiệm của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; trách nhiệm của Ban Cơ yếu Chính phủ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Chương VIII: Điều khoản thi hành từ Điều 51 đến Điều 52 quy định về hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp.
Nội dung của Luật có nhiều điểm mới, cải tiến, đơn giản hóa so với quy định hiện hành, cụ thể:
1. Về những quy định chung (Chương I)
Về phạm vi điều chỉnh, theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam đã quy định đầy đủ về phạm vi điều chỉnh so với quy định hiện hành bao gồm: “quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan”.
Luật đã bổ sung nội dung giải thích thuật ngữ, trong đó có đưa một số từ ngữ liên quan đến nội dung mới của đó là “ Hộ chiếu gắn chíp điện tử” và “cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam”. Đồng thời, Luật còn quy định rõ nét về nguyên tắc xuất cảnh, nhập cảnh của công dân quy định tại Điều 3, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xuất, nhập cảnh của công dân quy định tại Điều 4 và quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam quy định tại Điều 5 của Luật.
2. Về Giấy tờ xuất nhập cảnh (Chương II)
Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam đã tách thành 01 mục riêng quy định cụ thể về các loại giấy tờ xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam. So với quy định hiện hành, Luật quy định giấy tờ xuất nhập cảnh có 04 hình thức: Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông, Giấy thông hành, không còn Hộ chiếu của thuyền viên nữa và bổ sung hộ chiếu có 02 loại đó là có hộ chiếu gắn chíp điện tử và không gắn chíp điện tử để phù hợp với Luật căn cước công dân.
3. Về việc cấp, chưa chấp cấp giấy tờ xuất nhập cảnh (Chương III)
Luật đã quy định cụ thể hơn Nghị định 136/2007/NĐ-CP về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Nghị định 94/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 136/2007/NĐ-CP về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, về đối tượng được cấp, thẩm quyền cấp và quy trình, thủ tục cấp đối với 04 loại Giấy tờ xuất nhập cảnh đó là: Cấp Hộ chiếu Ngoại giao, Hộ chiếu công vụ quy định tại Mục 1; cấp hộ chiếu phổ thông tại Mục 2; cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn tại Mục 3, cấp giấy thông hành tại Mục 4 và quy định về chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh cho công dân quy định tại mục 5 của Chương III của Luật.
Trong đó, Về thủ tục đề nghị cấp, gia hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông có quy định cụ thể về quy trình tiếp nhận hồ sơ và thời gian, địa điểm trả kết quả gồm (điền tờ khai theo mẫu và các giấy tờ liên quan) để tạo điều kiện thuận lợi, thủ tục dễ dàng cho công dân thực hiện. Đối với người đề nghị cấp hộ chiếu từ lần hai trở đi, được thực hiện tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an hoặc Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi, không đặt vấn đề hộ chiếu còn hạn hay hết hạn (quy định hiện hành, hộ chiếu hết hạn 01 ngày vẫn phải về Công an cấp tỉnh nơi thường trú để nộp hồ sơ, còn hạn 01 ngày có thể nộp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh).
Đặc biệt nội dung này có điểm mới đó là việc cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn, quy định cụ thể đối tượng được cấp bao gồm:
- Người ra nước ngoài có thời hạn bị mất hộ chiếu phổ thông, có nguyện vọng về nước ngay;
- Người có quyết định trục xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại nhưng không có hộ chiếu;
- Người phải về nước theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận giữa Việt Nam với nước sở tại về việc nhận trở lại công dân;
- Người được cấp hộ chiếu phổ thông vì lý do quốc phòng, an ninh.
4. Về quản lý, sử dụng, thu hồi, hủy, khôi phục giấy tờ xuất nhập cảnh (Chương VI)
Luật đã quy định cụ thể trách nhiệm của người được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh (Điều 23); quy định cơ quan, trình tự quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ của cơ quan nhà nước (Điều 24) ; sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông và giấy thông hành (Điều 25, Điều 26). Đồng thời, Luật hóa các trường hợp hủy, thu hồi hộ chiếu do bị mất quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; người không thuộc diện còn được sử dụng chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ; khôi phục giá trị hộ chiếu bị mất được tìm thấy nếu người dân có yêu cầu; để tạo thuận lợi cho người dân, nhất là các trường hợp hộ chiếu có thị thực của nước ngoài còn thời hạn.
5. Về xuất cảnh, nhập cảnh, tạm hoãn xuất cảnh (Chương V)
So với quy định hiện hành, Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam đã tách thành từng Điều cụ thể để quy định về điều kiện xuất cảnh, điều kiện nhập cảnh của công dân Việt Nam (Điều 33, Điều 34); việc kiểm soát xuất nhập cảnh của cơ quan quản lý nhà nước (Điều 35); quy định các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh (Điều 36); thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh (Điều 37); thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh của công dân (Điều 38) và trình tự thủ tục thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh (Điều 39).
6. Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (Chương VI)
Đây là Chương mới, nội dung mới so với quy định hiện hành, đã quy định về xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh của công dân, quy định về thu thập, cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh của công dân và thực hiện kết nối, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác để phục vụ việc cấp, kiểm soát giấy tờ xuất nhập cảnh. Như vậy, việc đưa việc sử dụng cơ sở dữ liệu Quốc gia trong kiểm soát xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam đã tạo cơ sở pháp lý cho việc ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân, vừa bảo đảm tính chặt chẽ, khoa học trong quản lý của cơ quan chức năng, vừa tạo thuận lợi, dễ dàng cho công dân trong hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh. Thực hiện việc kiểm soát xuất cảnh, nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động
7. Về trách nhiệm quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (Chương VII)
Kế thừa các quy định hiện hành về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý trong đó có Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý xuất, nhập cảnh của công dân; bỏ trách nhiệm của Bộ Giao thông Vân tải trong việc hướng dẫn thủ tục, trình tự cấp, gia hạn hộ chiếu thuyền viên và bổ sung thêm trách nhiệm của Ban cơ yếu Chính phủ trong việc phối hợp cung cấp, hướng dẫn chứng thực chữ ký số chuyên dụng của Chính phủ phục cụ công tác cấp, quản lý hộ chiếu có gắn chíp điện tử.
Có thể nói, những nội dung cải tiến trong Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam là những dấu ấn cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ, lấy việc phục vụ nhân dân là mục tiêu cốt lõi; sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho công dân Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày về bố cục, nội dung cơ bản của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.