Trước mỗi kỳ tuyển sinh Đại học, những câu hỏi như là kỹ sư dầu khí là gì - kỹ sư dầu khí học trường nào - kỹ sư dầu khí lương bao nhiêu… được tìm kiếm khá nhiều trên internet. Nếu bạn cũng thắc mắc, hãy tìm hiểu cùng Vieclamnhamay.vn nhé!

Anh/chị bắt đầu vào nghề như thế nào? Vì sao anh/chị chọn con đường này?

Ý định chọn ngành bắt đầu từ năm cấp 3: khi chọn khối ngành thi đại học, tôi chọn 2 khối: khối A (Toán, Lý, Hóa) – kinh tế và khối B (Toán, Hóa, Sinh) – địa chất, vì tôi học tốt các môn khoa học tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh) hơn các môn khoa học xã hội (Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ). Sau đó, do không đủ điểm khối A, nên tôi chọn học khối B – Khoa địa chất, chuyên ngành dầu khí của trường ĐH Khoa học Tự nhiên, thuộc ĐH Quốc Gia TPHCM. Việc chọn ngành học này là do bản thân tôi tự quyết định dựa trên sức học của mình và tài chính gia đình.

Trong 4 năm học tại khoa địa chất, tôi đã tự trau dồi thêm tiếng Anh, tham gia các hoạt động chuyên ngành do Khoa, Trường phối hợp tổ chức với các công ty trong và ngoài nước. Đồng thời, tôi tham gia làm tình nguyện viên cho các sự kiện chuyên ngành do các công ty thuộc lĩnh vực dầu khí tổ chức. Đây là những bước “gieo mầm” mà tôi đã thực hiện: khi tham gia các sự kiện này, tôi cũng tạo được các mối quan hệ, có thêm kiến thức thực tế và kỹ năng cần phát triển (kỹ năng thực chiến) của kỹ sư dầu khí. Ở kỳ thực tập năm 4, tôi được nhận vào 1 trong 4 công ty lớn của ngành dịch vụ dầu khí trên thế giới (Big4). Trước khi tốt nghiệp, tôi đã nhận được 2 “offer” (đề xuất công việc) với vị trí là: Chuyên viên phân tích địa tầng (làm việc ở văn phòng) và Kỹ sư dầu khí – vị trí hiện tại.

Nếu được chọn lại, tôi vẫn sẽ chọn theo Kỹ sư dầu khí vì tôi học được rất nhiều điều từ công việc này như: tính cẩn thận, tỉ mỉ – công việc đòi hỏi sự chính xác rất cao khi làm việc trên giàn khoan; cách phân tích và xử lý vấn đề khi các thiết bị gặp sự cố; cách ứng xử khi sống trên giàn khoan với hơn 30 con người (khác quốc gia); cách ứng biến khi gặp các sự cố trên biển, v.v.

Nhu cầu tuyển kỹ sư cơ điện tử mới ra trường ra sao

Rất lớn vì hiện nay ngành công nghiệp việt nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Điển hình là các khu công nghệ cao hà nội, khu công nghệ cao ở hò chí minh, các khu chế xuất mọc lên như nấm. Cho nên anh em ngành kỹ sư cơ khí xét về tương lai 50 năm nữa vẫn không lo thất nghiệp

Không những thế với những anh em ngành kỹ sư cơ khí, kỹ sư cơ điện tử mà giỏi ấy à. Chỉ có nước giàu ú ụ nhé !

Tại sao tôi nói là kỹ sư cơ điện tử vì đó là ngành cốt lõi trong những ngành tốp của chuyên đề kỹ sư cơ khí. Điều kiện tuyển dụng là phải có bằng cấp đại học chuyên ngành cơ khí rồi

Bên cạnh đó; khi tuyển dụng các ngành cơ khí; cơ điện tử thì nhu cầu mặc dù cao nhưng họ chuyên tâm xét tuyển một cách chọn lọc. Vì vậy; biết một trong các tiếng nước ngoài thông dụng như tiếng anh hoặc tiếng trung hay tiếng nhật là một lợi thế rất lớn

Đúng rồi vấn đề của chúng ta là lương lậu để nuôi sống bản thân mà. Cho nên; mặc dù nhu cầu tuyển dụng ngành kỹ sư cơ điện tử; kỹ sư cơ khí rất lớn và có sự đa dạng nhưng cuối cùng điểm mấu chốt:

Lương của kỹ sư cơ khí bao nhiêu ?

Mức lương của ngành kỹ sư cơ khí nó đa dạng và tuỳ thuộc vào các ngành nghề và môi trường làm việc đấy anh em

Ví dụ đối với ngành thiết kế công trình thì anh em kỹ sư công trình có mức lương tầm khoảng 12-25 triệu / tháng tuỳ vào công ty đó là tập đoàn xây dựng dư án; hay công ty chỉ là xây dựng nhà ở nhỏ lẻ

Đối với kỹ sư cơ khí liên quan đến ngành hàng không thì mức lượng của ký sư cơ khí phải tầm 5000 USD – 20.000 USD tuỳ từng vị trí

Phải nói TP Hồ Chí Minh là một khu kinh tế trung tâm lớn nhất ở việt nam đấy anh em. Đây là khu vực miền nam nơi có rất nhiều quỹ đất; và nhu cầu hình thành nhà máy sản xuất chế tạo ngày càng cao

Cho nên việc anh em miền bắc hay miền trung vào đây làm rất lớn; mà nhu cầu tuyển dụng thợ cơ khí tại hồ chí minh luôn rất lớn. Thậm chí có lúc thiếu hút không có người làm ấy chứ

Cho nên; anh em nào mới thì muốn được làm thợ cơ khí tại tp hcm thì việc đầu tiên phải chăm học vào; phải có kiến thức và tư duy trải nghiệm để có được nhiều kinh nghiệm thực tế. Vì HCM là nơi tuyển dụng những người kỹ sư có chuyên môn cao mới đáp ứng được nhu cầu sản xuất vì hệ thống nơi đây rất hiện đại

Tốt nghiệp ngành kỹ thuật dầu khí ra làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật dầu khí sẽ làm việc ở các viện nghiên cứu chuyên ngành hay trực tiếp ở các giàn khai thác dầu khí trên biển với hệ thống máy móc tự động hóa rất hiện đại. Cụ thể:

Nhà nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu, tham gia thiết kế các công trình khai thác dầu khí, đề xuất với cơ sở sản xuất áp dụng phương pháp giúp tăng hệ số thu hồi dầu khí, giảm chi phí sản xuất.

Giảng dạy: trong trường đại học, tham dự các hội nghị khoa học chuyên ngành về khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước.

Kỹ sư và Kỹ thuật viên thực hành: Điều khiển, theo dõi, phát hiện, xử lý các sự cố ở các giếng khai thác. Nơi làm việc là tại các công trình khai thác dầu khí tại các giếng và ngoài biển khơi như: giàn khai thác, giàn công nghệ trung tâm, tàu chứa dầu. Có 4 loại kỹ sư dầu khí chính:

Nhà tư vấn: Nhiệm vụ là nghiên cứu, nắm bắt tình hình khai thác dầu khí trong nước và quốc tế để đề xuất với lãnh đạo về chủ trương, chính sách phát triển ngành dầu khí một cách bền vững, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Mức lương ngành kỹ thuật dầu khí tùy thuộc vào công ty, doanh nghiệp trong hay ngoài nước mà mức lương khởi điểm sẽ dao động từ 500 -1.000 USD/ tháng (tương đương 11 - 23 triệu/tháng). Đối với những người có kinh nghiệm làm việc trên 5 năm mức thu nhập trên 2000 USD/tháng với thực lực xuất sắc, giỏi tiếng Anh và có trình độ kỹ năng mềm đạt theo chuẩn quốc tế.

Một số công ty dầu khí trong và ngoài nước bạn có thể tham khảo:

Các công ty trực thuộc tổng công ty dầu khí Việt Nam: PVEP, PVD, PTSC, PIDC, VPI...

Các công ty liên doanh và điều hành chung: Vietsovpetro, JVPC, Petronas, Cửu Long JOC, Hoàng Long JOC, Hoàn Vũ JOC, Trường Sơn JOC...

Các công ty dầu khí đa quốc gia: BP, Unocal, Exxon Mobile…

Các công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí quốc tế (Schlumberger, BJ, Halliburton, Geoservices, Baker Hughes, Weatherford, …)

Kỹ sư cơ khí học khối nào ? Điểm chuẩn vào ngành ?

Nói đến ngành cơ khí thì sẽ liên quan đến thiết kế có sự tính toàn nhất định trong quá trình tạo ra sản phẩm; hoặc quy trình vận hành phải có tính tin cậy cao. Cho nên cứ khối nào mà có các môn học liên quan đến toán, lý hoá thì chúng ta học thôi

Thế nên mới bảo sự yêu ngành nghề chưa đủ nhé. Chúng ta phải có quyết định; mà quyết tâm đó chính là sự trau dồi các môn toán lý hoá học hằng ngày cho thiệt giỏi để rèn luyện bản than; rèn luyện sự kiến nhẫn trong tính toán tỷ mỷ hơn

Nói chung là phải có sự nỗ lực rất lớn. Yên tâm đi chúng ta đầu tư bao nhiêu thì ra trường công việc sẽ ổn định hơn các bạn xung quanh rất nhiều.

Để mà có tên trong danh sách các ngành kỹ sư cơ khí; để mà đặt chân được đến trường với một niềm tâm huyến rực cháy tuổi trẻ thời sinh viên thì chúng ta phải đạt được mức điểm chuẩn 19….28 điểm; tuỳ vào từng ngành và quy định của một số trường đại học

Cho nên; mỗi năm mới có 1 lần thi cử mà trượt một cái lại đợi năm sau mất hẳn cơ hội cho 365 ngày. Bạn phải định hình được năng lực mình tới đâu để chọn điểm chuẩn trường thì phù hợp nhé

Nhiều ông đọc xong tới tới cũng thắc mắc:

Ủa ông thầy này chia sẻ nãy giờ mà cuối cùng thì học cơ khí ra để làm gì ?

Các bạn cứ nghĩ đơn giản học cơ khí ra là để hàn xì trong nhà máy ! Điều này hoàn toàn không có sự phổ biến nhà anh em

Đối với ngành cơ khí hiện nay thì nó rất có sự đa dạng về các ngành nghề công việc. Ví dụ như học cơ khí ra làm các ngành liên quan đến nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; nghành y tế, giáo dục, xây dựng, công nghiệp….

Tại những ngành nghề đó bạn sẽ đóng vai trò là kỹ sư cơ điện tử, kỹ sư thiết kế; kỹ sư chế tạo, kỹ sư chuyên nghiên cứu và phát triển nhiều ngành nghề mới, kỹ sư bảo trì sửa chữa…. Tức là đối với ngành kỹ sư cơ khí thì bất kể ngành nghề nào cũng phải cần nó

Ví dụ như bên xây dựng cầu đường thì cần kỹ sư thiết kế cầu đường hoặc kỹ sư bảo trì…

Còn bên xây dựng thì có kỹ sư thiết kế nhà cửa, kỹ sư công trình hạ tầng…..

Để trở thành một anh kỹ sư có ích cho xã hội thì cần học những gì. Thực ra; ngoài việc mức lương cao chúng ta hướng đến thì thoả mãn yêu cầu xã hội cũng tương tự như việc góp một phần nào đó công sức cho xã hội rồi anh em ạ. Mình không cần nghĩ cao xa chỉ cần đơn giản vậy thì đã là một anh kỹ sư cơ khí tốt bụng đa tài rồi

Cái mà anh em cơ khí cần học đối với cơ bản thì phải biết thiết kế bản vẽ bằng các phần mềm chuyên dụng trên máy tính; có kỹ năng căn bản về cơ học nhiệt học

Phải nắm bắt một số kỹ năng cốt lõi như đấu nối dây điện, thiết kế mô hình lắp đặt thiết bị áp suất, tìm hiểu thêm về các cảm biến báo mức thả chìm dưới nước ; lên những ý tưởng chế tạo máy móc và quan trọng là đi làm thêm về những ngành nghề liên quan đến cơ khí; vì ở đó chúng ta được học hỏi từ những người đi trước rất nhiều

Bên cạnh đó; việc tập kiên nhẫn giải quyết khó khăn trong học tập; trong công việc phải biết kết hợp làm việc nhóm. Chứ trước giờ tôi thấy chưa có ai thành công mà đi một mình cả; ngay cả một công ty thì cũng phải có kế toàn, bán hàng, kỹ thuật … Họ tạo thành một nhóm có sự liên kết chặt chẽ trong công việc