Tiếp thị bán hàng qua điện thoại là hình thức tiếp thị nhanh nhất và đạt hiệu quả cao tuy nhiên việc bán hàng qua điện thoại trong thực tế lại vô cùng khó khăn. Chính vì vậy, để hoàn thành tốt công việc tư vấn bán hàng qua điện thoại bạn cần phải nắm vững những bí quyết sau:

Những lưu ý khi chốt sales, tư vấn cho khách hàng

Khi bán hàng không thể tránh khỏi các tình huống khách hàng từ chối với nhiều lý do khác nhau. Chính vì vậy, để nâng cao tỷ lệ chốt Sales, người bán hàng cần lưu ý những điều cơ bản sau:

Mọi hoạt động tư vấn và chăm sóc khách hàng sẽ mang lại lại hiệu quả khi bạn tiếp cận đúng tập khách hàng tiềm năng. Chính vì vậy, khi tiến hành các hoạt động bán hàng bạn cần xác định đối tượng khách hàng muốn hướng tới. Đặc biệt, những khách hàng đó phải là khách hàng có nhu cầu và khả năng mua hàng của bạn. Tránh trường hợp tiếp cận sai tập khách hàng gây lãng phí thời gian và công sức.

Trong mọi trường hợp, người bán hàng phải giữ tâm thế bình tĩnh, lịch sự và tôn trọng khách hàng. Bằng tất cả sự chân thành của bản thân, hãy lan tỏa điều đó đến khách hàng trong từng câu nói và hành động. Một thái độ tích cực kèm theo năng lượng tích sẽ giúp bạn “hạ gục” trái tim của khách hàng dễ dàng. Khách hàng sẽ có thiện cảm và có nhiều ấn tượng tích cực với bạn.

Khách hàng chỉ mua hàng khi sản phẩm đó mang lại cho họ những giá trị hoặc lợi ích thỏa mãn nhu cầu của họ. Vậy nên, bạn cần tập trung vào việc làm rõ những giá trị và lợi ích khách hàng nhận được khi mua và sử dụng sản phẩm. Sản phẩm có thể giải quyết và đáp ứng nhu cầu gì của khách hàng là điều quan trọng nhất.

Các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng, kỹ năng phán đoán,… Tất cả đều hỗ trợ cho quá trình tư vấn và chốt Sales. Khi có những kỹ năng đó bạn có thể làm chủ buổi bán hàng/ tư vấn.

Đừng chỉ tập trung vào việc bán hàng và “nhồi nhét” thông tin về sản phẩm đến khách hàng. Hãy tạo ra một môi trường gần gũi và thân thiết bằng cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Bạn hãy đặt mình trên tư cách là một người chia sẻ giá trị đến khách hàng chứ không phải là một người bán hàng.

Khách hàng không chờ đợi bạn, cũng không kiên nhẫn lắng nghe bạn tư vấn. Nếu bạn thường xuyên bị khách hàng từ chối thì phải xem xét lại cách thức tư vấn và tiếp cận khách hàng của mình. Một công thức bất bại mà bất kỳ dân Sales nào cũng thuộc lòng đó chính là “nhanh – đủ – đúng”:

Trên đây là toàn bộ các cách xử lý từ chối của khách hàng được 1Office tổng hợp. Hy vọng nội dung bài viết sẽ giúp bạn ứng dụng hiệu quả vào hoạt động bán hàng và gia tăng doanh số. Chúc bạn thành công!

Vậy làm thế nào để lướt trên làn sóng phản đối

1. Đừng đổ thời gian vào việc hoang mang, sử dụng những công cụ bán hàng mà bạn có và làm việc một cách thông minh. 2. Hãy ghi chép nội dung công việc bạn làm trong các buổi họp, công việc với khách hàng, và ngay cả mối quan hệ bạn bè. 3. Hãy chuẩn bị kế hoạch B. Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Và sau đó? Đừng để bạn bị bịt mắt thêm một lần nữa. 4. ROI không có nghĩa là Running Out of Income (Hết nguồn thu), nó có nghĩa là Return on Investment (Tiền thu được do đầu tư)! Khách hàng của bạn hiện có thể không dám liều lĩnh, vì vậy, hãy tạo ra một lý do để họ mua và làm cho họ trở thành một người hùng khi đầu tư hợp lý vào giải pháp của bạn. 5. Hãy lắng nghe hơn nữa. Đây là lúc khách hàng cảm thấy được lắng nghe. Họ không muốn bạn nói cho họ biết họ cần gì – ngay cả trong trường hợp những gợi ý của bạn là đúng đắn.

Cách đặt câu hỏi trong bán hàng qua điện thoại

Đặt câu hỏi là cơ hội đầu tiên để biết về khách hàng và những điều xung quanh. Câu hỏi của bạn được xem như đôi mắt của bạn trên điện thoại. Đặt câu hỏi là kỹ năng rất cần thiết để khám phá nhu cầu và cơ hội với khách hàng. Kỹ năng đặt câu hỏi tốt sẽ ngay lập tức cho bạn quyền làm chủ cuộc gọi và mang lại hợp đồng. Kỹ năng đặt câu hỏi yếu sẽ phá hủy ngay cả cơ hội chào hàng tốt nhất

Để cuộc gọi của bạn mang lại hợp đồng thì bạn hãy lưu lại Chiến thuật đặt câu hỏi sau đây nhé!

Nghệ thuật lắng nghe giúp bạn thành công hơn

Nhân viên bán hàng qua điện thoại tiếp cận khách hàng thông qua một bài chào hàng, sau đó bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách đưa ra một câu hỏi thăm dò mạnh để khuyến khích khách hàng trả lời. Tuy nhiên, ngay khi khách hàng bắt đầu hình thành câu trả lời, người bán lại cắt ngang và tự đưa ra câu trả lời, tạo ra nhiều câu hỏi và gắn nó với một đoạn giải thích ngắn gọn về câu hỏi đó. Khách hàng vẫn cố gắng trả lời xong khi có nhiều câu hỏi được đưa ra, khách hàng cảm thấy không hài lòng vì họ không cảm thấy mình được lắng nghe. Họ sẽ im lặng và muốn kết thúc cuộc gọi ngay lập tức.

Vì vậy, học cách lắng nghe cũng chính là con đường giúp bạn tăng doanh số cho công ty cũng như cho bản thân bạn.

Khi lắng nghe khách hàng bạn nên sử dụng những từ ngữ như: “xuất sắc”, “tốt”, “vâng”, “phải”, “chắc chắn rồi”, và “chính xác” những từ này đều khuyến khích, tạo động lực và là các dấu hiệu thể hiện rằng bạn đang chú tâm vào những gì họ nói

Tạo hứng thú trong công việc của mình

Trong bất kỳ công việc nào, muốn thành công bạn cần phải có sự đam mê, có nhiệt huyết. Làm công việc mình yêu thích bạn sẽ cảm thấy như mình không phải làm nữa, tự tạo niềm vui trong công việc sẽ khiến bạn không cảm giác rằng ngày nào cũng phải làm một công việc nhàm chán nữa. Bạn có thể tự xây dựng chính sách thưởng cho bản thân khi hoàn thành công việc đó để có thêm động lực phấn đấu.

Khách hàng từ chối vì vấn đề từ đối thủ cạnh tranh

Khi khách hàng từ chối vì vấn đề từ đối thủ cạnh tranh thì cần phải làm gì? Có thể đấy, đối tượng khách hàng đã có những hiểu biết nhất định về sản phẩm. Họ có quan điểm và đánh giá cơ bản về sản phẩm của bạn với những sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Trong tình huống này, bạn hãy xác định mức độ quan tâm về sản phẩm của khách hàng thông qua hành vi:

Trước tiên, bạn cần thăm dò về thông tin của khách hàng về sản phẩm của bạn và thông tin của đối thủ cạnh tranh. Hoạt động này nhằm khẳng định và xác thực những thông mà khách hàng tìm hiểu đã đúng và chính xác hay chưa. Sau đó bạn cần nêu những điểm nổi bật của sản phẩm của bạn so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Các lợi ích và những ưu điểm phải được làm rõ để tránh những hiểu lầm từ phía khách hàng.

Thông thường, khi đưa ra các quyết định mua hàng, người mua thường sẽ bị tác động bởi nhiều yếu tố như nhu cầu, giá cả, thương hiệu, ưu đãi, dịch vụ, giá trị,… Chính vì vậy, bạn cần cho khách hàng thấy được những lợi ích khác khi mua hàng tại doanh nghiệp của bạn về mặt giá cả, ưu đãi, thương hiệu, dịch vụ chăm sóc khách hàng, đánh giá của khách hàng đã sử dụng sản phẩm…

Riêng với trường hợp khách hàng đã sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, bạn thể hiện sự quan tâm đến khách hàng bằng cách trao đổi về quá trình sử dụng sản phẩm và hiệu quả mang lại. Bạn có thể cung cấp thêm một số thông tin hữu ích để khách hàng có thể sử dụng các sản phẩm tốt hơn. Hãy cứ mang đến những giá trị và thông tin hữu ích đến khách hàng thay vì quá tập trung vào việc bán hàng. Sau đó, bạn mới có thể gợi ý khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp dễ dàng hơn.

Nếu doanh nghiệp có các chương trình dùng thử sản phẩm, bạn cũng có thể điều hướng khách hàng tham gia các hoạt động đó trước. Điều này vừa làm gia tăng lòng tin của khách hàng, vừa là cách tiếp cận khách hàng nhanh chóng. Khách hàng có thể tự đánh giá và xác thực những thông tin mà nhà bán hàng cung cấp.