Bạn sáng tạo ra được một sản phẩm với những họa tiết bắt mắt. Vậy tại sao bạn không đăng ký bản quyền cho những họa tiết ấy. Khi đó, sản phẩm của bạn luôn in đậm trong tâm trí người tiêu dùng. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được tự động bảo hộ khi được sáng tạo ra. Và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Việc tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là không bắt buộc. Nhưng đây là bước ghi nhận quan trọng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tác phẩm của tác giả.

Lưu ý về đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là một trong những loại hình được bảo hộ quyền tác giả. Được quy định cụ thể tại điểm g Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành. Các chủ thể nên tiến hành đăng ký bảo hộ bản quyền. Từ đó bảo vệ tối ưu quyền lợi và tránh những rủi ro không đáng có trong tương lai.

Nếu bạn chưa nắm rõ các thủ tục. Hay muốn tiến hành đăng ký bản quyền một cách nhanh nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

– Tư vấn miễn phí các thủ tục và hướng dẫn đăng ký bản quyền;

–  Soạn thảo hồ sơ và nộp đơn đăng ký bản quyền;

–  Nhận và bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền.

Điều kiện bảo hộ đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Tác phẩm được coi là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng khi có đủ các điều kiện sau đây: – Một là, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải là kết quả của hoạt động sáng tạo. Khoản 3 Điều 14 Luật SHTT hiện hành quy định: Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác. Do đó, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải là sự sáng tạo trực tiếp của tác giả. Không phải là sự sao chép từ tác phẩm khác.

– Hai là, phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhật định Khoản 7 Điều 4 Luật SHTT quy định: “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học. Thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”.

Hồ sơ đăng ký Bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

+   Tờ khai đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng;

+   Hai bản in tác phẩm đăng ký;

+   Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;

+   Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn. Nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác. Do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

+   Văn bản đồng ý của các đồng tác giả. Nếu tác phẩm có đồng tác giả;

+   Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu. Nếu tác phẩm thuộc sở hữu chung;

+   Bản sao chứng minh thư của tác giả;

Lưu ý: Các tài liệu nêu trên phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.