Ngày 04/11/2024, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Công ty CP Tập đoàn TO...;

Công ty TNHH Chứng khoán Shinhan Việt Nam (OTC)

Công ty chứng khoán Shinhan Việt Nam thuộc công ty Đầu tư Shinhan tại Hàn Quốc – một nhánh của tập đoàn Tài chính Shinhan, một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu tại Hàn Quốc và được thành lập vào năm 2007 theo giấy phép số 13/GCK-UBCK do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp. Ngành nghề kinh doanh chính gồm: Môi giới, tự doanh, Tư vấn tài chính,...

(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.

Công ty TNHH chứng khoán NH Việt Nam ( NHSV) là một công ty con 100% vốn thuộc NH Investment & Securities, một trong những công ty chứng khoán lớn nhất Hàn Quốc, cung cấp các dịch vụ tài chính, bao gồm quản lý tài sản, ngân hàng đầu tư, môi giới thông qua 79 chi nhánh, PGD trong nước và nhiều chi nhánh, công ty con trên toàn cầu  Chúng tôi luôn không ngừng tìm kiếm những người đồng hành phù hợp để cùng nhau xây dựng một NHSV ngày càng phát triển và bền vững.

Theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), nhu cầu tiêu thụ và dự trữ lương thực năm nay vẫn được kỳ vọng ở mức cao. Năm 2021, sản lượng gạo nhập khẩu toàn cầu ước đạt 44,79 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2020.

Trong đó, các quốc gia được kỳ vọng sẽ tiếp tục gia tăng nhập khẩu gạo là Philippines (tăng 13%), Bờ Biển Ngà (tăng 9,1%), Ghana (tăng 5,6%) và EU (tăng 2,1%). Trung Quốc sẽ vẫn là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất trong năm 2021 với 2,9 triệu tấn, đứng thứ 2 EU với 2,45 triệu tấn và thứ 3 là Philippines với 2,2 triệu tấn. Đây đều là những thị trường xuất khẩu chính của gạo Việt Nam.

Phân tích về các nước xuất khẩu gạo năm 2021 so với năm 2020, Bộ Nông nghiệp Mỹ đưa ra dự báo, Việt Nam sẽ đạt 6,4 triệu tấn, tăng 233 nghìn tấn; Thái Lan đạt 6,1 triệu tấn, tăng gần 400 nghìn tấn và Ấn Độ đạt 15,5 triệu tấn, tăng 940 nghìn tấn.

Trong 4 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu 1,89 triệu tấn gạo, giảm 10,8% về lượng. Tuy nhiên, do giá xuất khẩu gạo tăng trung bình 13,4%, lên 534 USD/ tấn, nên tổng doanh thu xuất khẩu vẫn đạt 1,01 tỷ USD, tăng 1,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Với dự báo trên, Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo. Nước dẫn đầu về xuất khẩu gạo tiếp tục là Ấn Độ, còn Thái Lan đứng thứ 3.

Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu 6,15 triệu tấn gạo, mang về 3,07 tỷ USD, giảm 3,5% về lượng và tăng 9,3% về trị giá so với năm 2019.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, năm 2020 Việt Nam đã ở vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo bỏ xa đối thủ Thái Lan, khi nước này chỉ xuất khẩu được 5,27 triệu tấn.

Trong 4 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu 1,89 triệu tấn gạo, giảm 10,8% về lượng. Tuy nhiên, do giá xuất khẩu gạo tăng trung bình 13,4%, từ mức 499 USD/ tấn của năm 2020 lên 534 USD/ tấn, nên tổng doanh thu xuất khẩu vẫn đạt 1,01 tỷ USD, tăng 1,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam đang tiếp tục chuyển dịch sang các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao với giá bán và giá trị gia tăng cao hơn. Cùng với đó, người nông dân và các thương nhân xuất khẩu gạo cũng ngày càng quan tâm hơn tới việc nâng cao chất lượng, truy xuất nguồn gốc và hướng tới đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường khó tính như liên minh Châu Âu, Hàn Quốc, Hoa Kỳ.

Trong khi đó, theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, sản lượng xuất khẩu gạo của Thái Lan trong quý 1/2021 giảm 23%, xuống còn 1,13 triệu tấn, với tổng giá trị đạt 21,8 tỷ bạt (khoảng 700 triệu USD), giảm 23,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Các yếu tố dẫn đến giá gạo của Thái Lan cao hơn các nước khác là bởi đồng bạt mạnh, chi phí vận chuyển hàng hóa cao hơn và nguồn cung nội địa thấp hơn do hạn hán kéo dài trong hai năm liên tiếp.

Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan dự kiến, triển vọng xuất khẩu gạo sẽ cải thiện trong quý 3 và quý 4/2021 khi nguồn cung nhiều hơn vào mùa mưa. Thái Lan đặt mục tiêu xuất khẩu được 6 triệu tấn gạo trong năm 2021.