Mặc dù không phải là một học thuyết về đạo đức nhưng những triết lý nguyên thủy của Phật giáo đã dạy con người biết nguyên nhân của nỗi khổ và con đường giải thoát đau khổ bằng quá trình hướng thiện. Trên phương diện đạo đức học, triết lý đạo đức Phật giáo được coi là một đường lối sống, mội phương thức sống, một trìết lý sống, một cách tu dưỡng thân tâm để thực hiện lẽ sống, hướng tới Niết Bàn, tìm con đường thoát khỏi bể khổ trần gian. Tuy nhiên, sự giải thoát ấy không phải dựa vào một thế lực bên ngoài mà bản thân mình phải tự thực hiện lấy, như lời Phật dạy: Hãy tự mình là ngọn đèn soi sáng cho mình, hãy tự mình tạo cho mình chỗ nương tựa, và đừng nương tựa vào ai ngoài bản thân mình.     Trước khi có sự du nhập của Phật giáo, tại Việt Nam đã có một nền văn hóa với các tín ngưỡng bản địa khá phong phú. Một trong những nguyên nhân khiến Phật giáo dễ dàng được tiếp nhận, có sức sống lâu bền tại Việt Nam vì trong nó chứa đựng những nội dung nhân sinh quan phù hợp với tâm thức, bản sắc văn hóa người Việt. Từ khi du nhập vào Việt Nam cách đây trên dưới hai nghìn năm, Phật giáo đã hòa nhập vào đời sống dân tộc không phải chỉ trong một giai đoạn, một thời đại mà trong suốt cả trường kỳ lịch sử lâu dài. Trải qua nhiều triều đại phong kiển, mối quan hệ giữa Phật giáo và nhà nước luôn được củng cố vì chúng song hành cùng tồn tại và phát triển, không bao giờ diễn ra sự tranh chấp giữa giáo quyền và thế quyền. Vì vậy, Phật giáo không chỉ ăn sâu vào đời sống tâm linh mà còn đi vào văn hóa dân tộc, trong đó có đạo đức con người Việt Nam.       Ngay từ khi truyền bá vào nước ta ở đầu thời Bắc thuộc, Phật giáo đã chứng tỏ tính ưu việt của mình, giúp nhân dân bản địa tìm được hệ tư tưởng mới làm đối trọng với hệ tư tưởng Nho giáo của chế độ phong kiến Trung Quốc lúc bấy giờ. Những tư tưởng của đạo Phật đã dần ăn sâu vào tâm thức người Việt, khích lệ nhân dân chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và thực hiện thành công hàng loại cuộc kháng chiến bảo vệ chủ quyền đất nước. Chính vì thế, đạo đức Phật giáo đã trở thành luân lý sống của các Phật tử và đông đảo các tầng lớp trong xã hội, từ vua chúa, thiền sư, quan lại đến quần chúng nhân dân. Theo giáo sư Trần Văn Giàu, trong bảng giá trị truyền thống Việt Nam, tư tưởng yêu nước là giá trị đạo đức tinh thần hàng đầu, được hình thành trong quá trình dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Biểu hiện đầu tiên, rõ rệt nhất của lòng yêu nước là tinh thần độc lập dân tộc, ý thức đòi quyền tự chủ, tự do và bình đẳng cho nước nhà. Lòng yêu nước còn thể hiện ở sự anh dũng, bất khuất trước kẻ thù, sẵn sàng hy sinh tính mạng cá nhân để bảo vệ nền độc lập dân tộc.      Như chúng ta đã biết, trong Ngũ giới, Phật giáo cấm sát sinh, thực chất là cấm giết người, cấm giết các sinh vật khác một cách cố ý, đồng thời luôn đề cao và tôn trọng sự sống Phật giáo có tư tưởng hòa bình, với cái tâm từ bi, lương thiện. Tuy nhiên, Từ bi của Phậi giáo gắn liền với Trí, Dũng, tức là phân biệt thiện - ác, đúng - sai và dám đấu tranh bảo vệ chính nghĩa. Chính vì vậy, “trừ bạo” để cứu người, cứu dân tộc không phải là việc làm sai. Phật giáo căn cứ vào động cơ, mục đích của hành động để phân biệt thiện - ác. Hơn nữa, theo quan niệm của Bồ Tát giới, thấy người bị hại mà không cứu cũng là phạm giới nên việc sẵn sàng chống giặc ngoại xâm đế cứu đồng bào, giải phóng dân tộc lại được xem là việc thiện, việc nhân nghĩa. Đúng như một tác giả đã viết: “Thiện lớn, đức lớn, hợp thời đúng lúc, tùy nghi lúc này là ở cứu dân tộc, quê hương đất nước khỏi cái thảm họa là nạn ngoại xâm. Vì cái thiện lớn, đức lớn đó mà các Phật tử sẵn sàng cầm gươm lên ngựa, sẵn sàng vi phạm giới luật (cấm sát sinh), giết một người để cứu muôn người. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng, những người Phật tử không thể giáo điều máy móc ôm khư khư giới luật mà không được giết hại chúng sinh trong đó có cả kẻ thù, quân xâm lược giếi hại đồng bào. Không thể vì một điều thiện nhỏ cho cá nhân mà quên điều thiện lớn cho dân tộc, ở đây phá giới là theo tinh thần phá chấp" |l]. Nếu so sánh đạo đức Phật giáo với đạo đức người Việt với nét nổi bật là tinh thần yêu nước thì thấy có nhiều điểm tương đồng: Nhân sinh quan Phật giáo đã hòa quyện với tư tưởng yêu nước Việt Nam, từ đó, tinh thần từ bi, bác áì được thể hiện thành tinh thần nhân nghĩa. Theo giáo sư Trần Văn Giàu: "Mặc dủ Phật giáo không có chủ nghĩa yêu nước, nhưng đạo Phật Việt Nam tách khỏi chủ nghĩa yêu nước thì không còn giá trị gì hết” [2]      Về triết lý sống, nhân sinh quan Phật giáo cũng khá gần với tư tưỏng, tâm hồn người Việt, đặc biệt là tinh thần nhân nghĩa, đạo lý từ bi, tinh thần hòa hiếu. Tinh thần thương người như thể thương thân này đã biến thành ca dao tục ngữ rất phổ biến trong nhân dân, như “Lá lành đùm lá rách”, hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Ngưởi trong một nước phải thương nhau cùng"... Ngoài đạo lý Từ bi, người Việt còn chịu ảnh hưởng sâu sắc cùa một đạo lý nữa trong giáo lý nhà Phật là đạo lý Tứ Ân, gồm ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia và ân chúng sinh. Trong đạo lý Tứ ân, ân cha mẹ được coi là quan trọng nhất và có ảnh huởng rất sâu đậm trong tình cảm và đạo lý của người Việt Nam, điều này phù hợp với nếp sống, đạo lý truyền thống của người Việt Nam.      Nhìn chung, trong lịch sử, Phật giáo vào nước ta một cách hoà bình. Đạo Phật cũng không gây nên sự đảo lộn, hoặc phủ định những giá trị tinh thần, những phong tục, tập quán truyền thống cùa cộng đồng người Việt. Chính vì thế, Phật giáo dễ thâm nhập và thấm sâu vào tâm thức người Việt. Mối quan hệ giữa đạo đức Phật giáo với những giá trị đạo đức Việt Nam truyền thống là mối quan hệ hai chiều: Phật giáo ảnh hưởng đến văn hoá, đạo đức truyền thống, và ngược lại, những cơ sở, điều kiện kinh tế - xã hội bản địa đã tạo nên nhiều nét đặc thù của Phật giáo Việt Nam.     Có thể nói, đạo đức Phật giáo đã thực sự ăn sâu vào đạo lý truyền thống dân tộc, ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, lối sống, phong tục, tập quán của con người. Người Việt tiếp nhận đạo Phật không phảỉ chỉ là những nội dung triết lý ẩn chứa trong đó, mà quan trọng hơn là những hành vi đạo đức mang tính hướng thiện. Họ tiếp thu Phật giáo không phải với tư cách là một hệ tư tưỏng với các giáo lý cao siêu mà là những điều rất gần gũi với tâm tư, tình cảm của mình, mang tính nhân bản sâu sắc. Phật giáo vì thế từ yếu tố ngoại sinh đã lan tỏa rộng rãi, từng bước hòa nhập với nền văn hóa dân tộc, tác động mạnh mẽ đến nếp sống của mỗi con người và trở thành yếu tố nội sinh góp phần thúc đẩy sự vận động và phát  triển của cộng đồng dân tộc Việt Nam truyền thống.

Các từ vựng tiếng Anh dùng trong chùa

Pháp: the Dharma/Dhamma, the Teaching of the Buddha (the Buddha’s teaching)

Tăng: the Sangha / Buddhist community of monks

Phật tử: Buddhists / Buddhist followers

Đại đức (Venerable, Ven.): vị Tăng thọ Đại giới (250 giới sau ít nhất 2 năm thọ giời Sa di (10 giới) và tu tập ít nhất 2 năm, tuổi đời ít nhất là 20 tuổi.

Thượng tọa/Hòa thượng: Most Venerable

Thượng tọa (Most Venerable): Vị Đại đức có tuổi đạo ít nhất là 25 năm (tuổi đời trên 45 tuổi)

Hòa thượng (Most Ven): vị Thượng tọa có tuổi đạo ít nhất là 40 năm (tuổi đời trên 60 tuổi)

Tỳ kheo/Tỳ kheo Ni: Bhikkhu / Bhikkhuni: fully ordained monk/nun

Sa di/Sa di Ni (sāmaṇera): Novice / Female Novice

Pháp đệ: younger brother in Dharma

Dịch thuật công chứng tiếng Anh tại TPHCM

Dịch thuật công chứng tiếng Pháp tại TPHCM

Dịch thuật công chứng tiếng Đức tại TPHCM

Dịch thuật công chứng tiếng Nhật tại TPHCM

Dịch thuật công chứng tiếng Hàn tại TPHCM

Dịch thuật công chứng tiếng Trung tại TPHCM

Dịch thuật công chứng tiếng Thái tại TPHCM

Dịch thuật công chứng tiếng Nga tại TPHCM

Dịch thuật công chứng tiếng Ý tại TPHCM

Dịch thuật công chứng tiếng Tây Ban Nha tại TPHCM

Chùa, Tu viện/Ni viện: Pagoda / Temple / Monastery/Nunnery

Chánh điện: main hall / Buddha shrine

Điện Quan âm: Avalokitesvara shrine

Điện Di đà: Amita Buddha shrine

Kinh: Sutta, sūtras, Scriptures, Canon, holy book

Luật: Vinaya book, discipline codes, or Buddhist monastic code

Tam bảo: Triple Gems: Buddha, Dharma, Sangha

Quy y Tam bảo: Take refuge in the Triple Gems

Đảnh lễ Tam bảo: Pay homage to the Triple Gems

Lạy to prostrate (v), prostration (n)

Thiền: Zen/Chan/Thien, meditation

Tụng kinh: chanting, recite the sutra

Niệm Phật: chanting the Buddha’s name

Nghe pháp: listen to Dharma talk

Chánh niệm: mindfulness/being in the present

Giáo lý: teaching / tenet / doctrine

Lời Phật dạy: the teaching of the Buddha / the Buddha’s teaching

Duyên khởi: co-arising, dependent origination

Bát chánh đạo: Noble Eight-fold Path

Tam pháp ấn: three characteristics of existence

Thường/Vô thường: permanence/impermanence

Hạnh phúc/an lạc /niềm vui sướng: happiness / peace / bliss

Tham/Sân/Si: greed / hatred, ill-will / ignorance

– Angel – /ˈeɪn.dʒəl/: thiên thần

– Ancient traditional – /ˈeɪn.ʃənt.trəˈdɪʃ.ən.əl/: truyền thống cổ xưa

– Attachment – /əˈtætʃ.mənt/: sự ràng buộc, sự chấp trước

– Apostle – /əˈpɑː.səl/: tín đồ, đồ đệ

– Awaken – /əˈweɪ.kən/: thức tỉnh

– Belief – /bɪˈliːf/: tín ngưỡng

– Buddhism – /ˈbʊd.ɪ.zəm/: đạo Phật

– Catholicism – /kəˈθɑl·əˌsɪz·əm/: Công giáo

– Causal law – /ˈkɑː.zəl.lɑː/: luật nhân quả

– Christian – /ˈkrɪs.ti.ən/: đạo Thiên Chúa

– Christmas – /ˈkrɪs.məs/: Lễ Chúa giáng sinh

– Confucianism – /kənˈfjuː.ʃən.ɪzm/: đạo Khổng (Nho giáo)

– Creator – /kriˈeɪ.t̬ɚ/: Đấng tạo hóa, Đấng sáng thế

– Hinduism – /ˈhɪn.duː.ɪ.zəm/: đạo Hindu (Ấn Độ giáo)

– Protestantism – /ˈprɑt̬·ə·stənˌtɪz·əm/: đạo Tin lành

– Taoism – /ˈdaʊ.ɪ.zəm/: Lão giáo (Đạo giáo)

– Sikhism – /ˈsi·kɪz·əm/: đạo Sikh (Ấn Độ giáo)

– Synagogue – /ˈsɪn.ə.ɡɑːɡ/: giáo đường của Do Thái Giáo

– Mosque –  /mɑːsk/: nhà thờ của người Hồi giáo

– Savior – /ˈseɪv·jər/: vị cứu tinh

– Heaven – /ˈhev.ən/: thiên đường, thiên quốc, thiên thượng

– Earth – /ɝːθ/ trái đất, cõi trần

– Ghost – /ɡoʊst/, phantom –  /ˈfæn.t̬əm/: ma

– Devil – /ˈdev.əl/, satan – /ˈseɪ.tən/, demon – /ˈdiː.mən/: quỷ dữ

– Easter – /ˈiː.stɚ/: Lễ phục sinh

– Reincarnation – /ˌriː.ɪn.kɑːrˈneɪ.ʃən/: luân hồi

– Material – /məˈtɪr.i.əl/: vật chất

– Spirit – /ˈspɪr.ət/: linh hồn, tinh thần

– Practice – /ˈpræk.tɪs/: luyện, tu luyện

– Meditation – /ˈmed.ə.teɪt/: thiền định

– Though – /ðoʊ/: ý niệm, ý nghĩ

– Mind – /maɪnd/: tư tưởng, tâm hồn

– Moral standard – /ˈmɔːr.əl.ˈstæn.dɚd/: tiêu chuẩn đạo đức

– Ignorance – /ˈɪɡ.nɚ.ənt/: sự ngu muội

– Virtue – /ˈvɝː.tʃuː/: đức hạnh, phẩm giá

– Wisdom – /ˈwɪz.dəm/: trí huệ, sự thông thái

– Compassion – /kəmˈpæʃ.ən/: lòng từ tâm, thiện lương

– Mercy – /ˈmɝː.si/: lòng từ bi

– Forbearance – /fɔːrˈber.əns/: sự nhẫn nại

– Truthfulness – /ˈtruːθ.fəl/: sự chân thành, chân thực

– Sincerity – /sɪnˈsɪr/: chân thành, thành khẩn

– Tribulation – /ˌtrɪb.jəˈleɪ.ʃən/: khổ nạn

– Scripture – /ˈskrɪp.tʃɚ/: kinh sách

– The Bible – /ˈbaɪ.bəl/: Thánh kinh

– Buddha law – /ˈbʊd.ə.lɑː/: Phật Pháp

– Preach – /priːtʃ/: thuyết giảng

– Prophecy – /ˈprɑː.fə.si/: lời tiên tri

– Universe – /ˈjuː.nə.vɝːs/: vũ trụ, toàn thể

– Prehistoric civilization – /ˌpriː.hɪˈstɔːr.ɪk. ˌsɪv.əl.əˈzeɪ.ʃən/ /: văn minh tiền sử

– Superstition – /ˌsuː.pɚˈstɪʃ.ən/: sự mê tín

– Any conflict can be solved with tolerance, patience and sincerity.

=> Mọi sự xung đột đều có thể được giải quyết với sự khoan dung, nhẫn nại và chân thành.

– The paths of perceiving of mainstream beliefs is through the practing  following the moral standards as directed by awaken people like Buddha Sakyamuni, Jesus, Lao Tzu…

=> Con đường nhận thức của các tín ngưỡng chân chính là thông qua việc thực hành tu sửa bản thân theo các tiêu chuẩn đạo đức được dẫn dắt bởi các vị giác giả như  Phật Thích Ca Mâu Ni, Chúa Jesus, Lão Tử…

– Beliefs are not blinded superstition. It’s science, and they do other ways to discover the mystery of connection between human and universal.

=> Tín ngưỡng không phải là sự mê tín mù quáng. Nó là khoa học và họ có các cách khác nhau để khám phá ra bí mật sự liên hệ giữa con người và vũ trụ.

– Every mainstream religious belief appears in human society when social morality standards are degradation. They help to restore truthful morality standards of human.

=> Mọi tín ngưỡng chân chính xuất hiện trong xã hội loài người khi các tiêu chuẩn đạo đức đang xuống cấp. Họ giúp khôi phục lại tiêu chuẩn đạo đức chân chính cho con người.

– Scientists say that we are only aware of 4% of matter of universe, so we cannot see the existence of beings created by other matter. However, religions long times ago can be aware Gods – the higher-class beings than human

=> Các nhà khoa học nói rằng chúng ta chỉ nhận biết được 4% vật chất trong vũ trụ, do đó chúng ta không thể thấy được sự tồn tại của các sinh mệnh được cấu thành bởi các vật chất khác. Tuy nhiên từ rất lâu các tín ngưỡng tôn giáo có thể nhận thức về Thần – những sinh mệnh cao cấp hơn loài người.

Ban hoằng pháp trung ương: The Society for the Propagation of the Faith

Giáo hội phật giáo Việt Nam: VIETNAMESE BUDDHIST ASSOCIATION

Từ vựng tiếng Anh về Phật giáo, tín ngưỡng / Các từ vựng tiếng Anh dùng trong chùa đôi khi dùng ngôn ngữ pali hay sanskrit (tiếng Phạn) vì vậy khó ghi nhớ vì vậy gây khó khăn cho biên dịch, vì vậy, việc dùng chính xác thuật ngữ dùng trong chùa hay lĩnh vực phật giáo là quan trọng.