Chứng từ nhập khẩu là các giấy tờ liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa, bao gồm hóa đơn, phiếu xuất kho, hợp đồng mua bán, v.v.

Những loại invoice thường gặp trong xuất khẩu bao gồm những loại nào?

Ở phía trên, chúng ta đã phần nào hiểu hơn invoice là gì. Dựa vào khái niệm của invoice và hoàn cảnh sử dụng cụ thể, hóa đơn được chia thành các loại như:

- Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại): là chứng từ xác nhận giao dịch xuất nhập khẩu giữa bên bán và bên mua cùng các giấy tờ có liên quan như vận đơn, chứng nhận C/O, …

- Proforma Invoice (Hóa đơn chiếu lệ): giống như tên gọi, hóa đơn dạng này không dùng để thanh toán như hóa đơn thương mại nói trên, hóa đơn chiếu lệ chỉ sử dụng để làm tham chiếu khai và làm thủ tục hải quan xuất nhập.

- Provisional Invoice (Hóa đơn tạm): lưu ý rằng đầy không phải là hóa đơn thật. Hóa đơn này đơn thuần chỉ là hóa đơn kê khai cho người mua trong khi chờ đợi thanh toán.

- Final Invoice (Hóa đơn cuối cùng): là hóa đơn được gửi cho người mua để hoàn thiện thanh toán. Hóa đơn này cung cấp đầy đủ các thông tin về loại lượng, lượng hàng, tổng giá trị, phương thức thanh toán, …

- Bên cạnh những hóa đơn nói trên trong quá trình xuất nhập hàng hóa Quốc tế, chúng ta có thể gặp những loại invoice như: hóa đơn hải quan, hóa đơn lãnh sự, hóa đơn tập trung, hóa đơn xác nhận, hóa đơn chi tiết hàng hóa, …

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm chi tiết hơn về chứng từ invoice là gì trong xuất nhập khẩu. Nếu cần tư vấn thêm về hóa đơn hay sử dụng các dịch vụ hải quan có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với các chuyên gia của ALS để nhận được hỗ trợ sớm nhất.

Một số từ vựng liên quan đến chủ đề xuất nhập khẩu:

- import/export (nhập khẩu/ xuất khẩu)

- exclusive distributor (nhà phân phối độc quyền)

- original equipment manufacturer (OEM) (nhà sản xuất thiết bị gốc)

- original designs manufacturer (ODM) (nhà thiết kế và chế tạo theo đơn đặt hàng)

- brokerage (hoạt động trung gian)

- commission based agent (đại lý trung gian (thu hoa hồng))

Ngành xuất nhập khẩu tiếng Anh là export industry, là lĩnh vực kinh doanh giúp lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường, tạo mối quan hệ làm ăn với các quốc gia khác để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Ngành xuất nhập khẩu: export industry /ˈekspɔːrt/ /ˈɪndəstri/.

Ngành xuất nhập khẩu bao gồm những vị trí công việc cơ bản sau:

Nhân viên mua hàng (Purchasing Official).

Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu (Sales XNK).

Nhân viên chứng từ - dịch vụ khách hàng (CS).

Nhân viên phòng thanh toán quốc tế tại ngân hàng.

Nhân viên tại văn phòng đại diện của các công ty đa quốc gia.

Các công việc chính của các nhân viên ngành xuất nhập khẩu nói chung là:

Thực hiện các hoạt động giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng và nhà cung cấp.

Hoàn tất các thủ tục và chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa.

Kết hợp cùng với kế toán, thực hiện các hoạt động mở L/C, làm các bảo lãnh ngân hàng.

Tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu, hồ sơ hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu với số lượng thực tế tại cửa khẩu trong quá trình làm hồ sơ thông quan hàng hóa.

Quản lý, theo dõi các đơn hàng, hợp đồng.

Phối hợp với các bộ phận có liên quan để đảm bảo đúng tiến độ giao hàng cũng như nhận hàng.

Thực hiện việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiến lược công ty đã đề ra.

Thường xuyên liên lạc, chăm sóc và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng và nhà cung cấp, thu thập và đánh giá thông tin phản hồi từ khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh.

Tham mưu cho trưởng phòng kinh doanh chiến lược kinh doanh xuất nhập khẩu đồng thời lập báo cáo nội bộ và báo cáo với các cơ quan nhà nước có liên quan.

Bài viết ngành xuất nhập khẩu tiếng Anh là gì được tổng hợp bởi giáo viên trung tâm tiếng Anh SGV.

DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng

Invoice là gì và bao gồm những thông tin nào?

Hóa đơn hay Invoice là chứng từ thương mại do ngươi bán lập để xác nhận giao dịch mua bán giữa hai bên. Đây là một trong những giấy tờ vô cùng quan trọng để doanh nghiệp tiến hành việc thanh toán, khai thuê hay làm thủ tục hải quan cho hàng hóa của mình.

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Invoice được lập theo mẫu nội bộ của đơn vị bán, không cần biểu mẫu cố định của hải quan, thuế hay cơ quan đơn vị Nhà nước nào cả. Tuy nhiên, trên hóa đơn (invoice) cần đảm bảo có các thông tin cần thiết như:

- Tên invoice là gì, mã số, ngày tháng

- Thông tin shipper (người xuất khẩu) và consignee (người nhập khẩu)

- Thông tin của đơn vị trung gian (nếu có)

- Địa chỉ cảng xuất và cảng nhập

- Mô tả về hàng hóa (Tên hàng, số lượng, đơn giá)

- Tổng giá trị bằng số và bằng chữ

Invoice thường được kèm theo các chứng từ khác (packing list, …) có liên quan để thực hiện các thủ tục hải quan, cấp chứng nhận xuất xứ C/O. Đây cũng là chứng cứ để doanh nghiệp có thể căn cứ vào để giải quyết vào những khiếu nại về việc hàng hóa (chất lượng, số lượng, …) cũng như các dịch vụ hỗ trợ khác đi kèm đối với đơn vị bán.