Chích Ngừa Dại Chó Bao Nhiêu Tiền
Chích ngừa chó cắn bao nhiêu tiền? Địa điểm chích ngừa uy tín và an toàn là vấn đề được nhiều người dân quan tâm nhất là đối với loại vắc xin thường xuyên khan hiếm như vắc xin phòng dại.
Hướng dẫn theo dõi người bị chó cắn sau khi tiêm phòng
Sau khi tiêm vắc xin phòng dại, bạn cần tránh làm việc quá sức; không uống rượu, bia và các chất kích thích, hạn chế không dùng các thuốc ức chế miễn dịch, nếu cần thiết phải sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị; chế độ ăn uống bình thường, không kiêng cữ. Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng là chìa khóa để người bị chó cắn phục hồi nhanh chóng. Trong trường hợp có những phản ứng lạ sau khi tiêm vắc xin như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,… cần đến cơ sở y tế để được theo dõi.
Một mũi vắc xin phòng dại chi phí không cao nhưng có thể bảo vệ tính mạng kịp thời, vì một khi đã có biểu hiện bị dại thì không có vắc xin hoặc chi phí nào có thể cứu nổi mạng sống. Chính vì vậy, đừng đắn đo việc chích ngừa chó cắn bao nhiêu tiền, mà nên chủ động tiêm vắc xin phòng dại ngay từ sớm, giảm thiểu nguy cơ rủi ro và bảo vệ tính mạng trước khi quá muộn.. Liên hệ 028 7102 6595 để được tư vấn, đặt lịch tiêm vắc xin phòng dại tại VNVC.
Địa chỉ chích ngừa chó cắn ở đâu uy tín?
Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC có đầy đủ các loại vắc xin phòng dại lưu hành tại Việt Nam, được hàng triệu Khách hàng tin tưởng chọn lựa. Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC có đầy đủ năng lực về bảo quản vắc xin nhờ vào dây chuyền bảo quản lạnh đạt chuẩn quốc tế GSP, đảm bảo được việc dự trù hàng hoá, phân phối và vận chuyển đến các trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc, đảm bảo được nguồn vắc xin an toàn và chất lượng. Là đối tác chiến lược của nhiều hãng vắc xin lớn trên thế giới như Glaxosmithkline (GSK – Bỉ), Sanofi Pasteur (Pháp), Pfizer (Mỹ), Merck Sharp and Dohme (MSD – Mỹ),… VNVC không ngừng cam kết cung ứng đầy đủ các loại vắc xin cho trẻ em và người lớn, kể cả vắc xin khan hiếm và vắc xin thế hệ mới.
Tại các trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc, 100% bác sĩ và điều dưỡng viên có chứng chỉ an toàn tiêm chủng, được đào tạo bài bản các kiến thức, thực hành tiêm chủng, các quy trình xử trí phản ứng sau tiêm, đảm bảo an toàn cho khách hàng. Đặc biệt, khi tiêm vắc xin tại VNVC, Khách hàng sẽ được miễn phí dịch vụ khám và tư vấn trước tiêm. Sau khi tiêm, khách hàng sẽ được giám sát tại trung tâm trong 30 phút, được dặn dò, cung cấp các tài liệu cần thiết trước khi ra về.
Mỗi khách hàng được cấp một mã số định danh giúp lưu thông tin và tra cứu lịch sử tiêm chủng toàn hệ thống VNVC. Khách hàng sẽ được nhắc lịch tiêm tự động, thông báo tình hình dịch bệnh qua tin nhắn.
VNVC nỗ lực thực hiện chính sách bình ổn giá trong thời điểm vắc xin khan hiếm để ngày càng có nhiều người dân được tiếp cận với vắc xin và phòng bệnh.
Chích ngừa chó cắn bao nhiêu tiền?
Chi phí chích ngừa chó cắn tùy thuộc vào tình trạng vết thương của người bị cắn/ cào, cần phải tiêm vắc xin hay cả huyết thanh kháng dại. Vắc xin phòng dại có giá dao động tùy thuộc vào loại vắc xin, huyết thanh kháng dại sẽ có giá tùy thuộc vào cân nặng của từng người và thậm chí giá vắc xin dại ở nhiều nơi có thể thay đổi linh hoạt theo sự khan hiếm của vắc xin.
Tuy nhiên, tại Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC giá vắc xin dại được công khai minh bạch trên website, fanpage và tại các trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc với cam kết bình ổn giá, ngay cả khi vắc xin khan hiểm. Cụ thể:
* Giá vắc xin có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm. Để cập nhật giá chích ngừa chó cắn bao nhiêu tiền mới nhất tại VNVC, Quý Khách vui lòng xem Bảng giá tại đây hoặc liên hệ Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC qua số hotline 028 7102 6595, fanpage https://www.facebook.com/trungtamtiemchungvnvc để được tư vấn và giải đáp.
Chích ngừa đi định cư Mỹ chi phí bao nhiêu?
Lệ phí chích ngừa bao nhiêu tiền sẽ tùy thuộc vào độ tuổi của từng đương đơn và các loại vắc-xin chích ngừa được yêu cầu.
Cần làm gì sau khi bị chó dại cắn?
Sau khi bị chó dại cắn cần áp dụng nhanh chóng các biện pháp sau: rửa vết thương, đến cơ sở y tế gần nhất để được tiêm vắc xin phòng bệnh dại và huyết thanh kháng dại nếu có chỉ định.
Để xử lý vết thương, bạn cần xối, rửa kỹ các vết cào/ cắn dưới vòi nước chảy trong ít nhất 15 phút với xà phòng hoặc nước sạch, sát khuẩn bằng cồn 45-70 độ hoặc cồn i ốt để giảm thiểu tối đa lượng virus dại tại vết cắn. Sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng… để rửa vết thương sau khi bị cắn.
Không sử dụng lực quá mạnh làm dập, nát vết thương hoặc khiến tổn thương lan rộng hơn, tránh khâu kín vết thương. Trong các trường hợp bắt buộc phải khâu cần tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ điều trị.
Tùy từng trường hợp cụ thể có thể sử dụng thêm kháng sinh và tiêm phòng uốn ván. Dùng vắc xin hoặc huyết thanh kháng dại trong điều trị dự phòng bệnh dại tùy theo tình trạng động vật, hoàn cảnh bị cắn, vị trí bị cắn, tình trạng vết cắn và tình hình bệnh dại trong vùng.
Tiêm vắc xin phòng dại sau phơi nhiễm cho người chưa tiêm phòng dại, áp dụng 1 trong 2 phác đồ tiêm trong da hoặc tiêm bắp. Mũi tiêm đầu tiên nên tiêm càng sớm càng tốt sau khi bị phơi nhiễm.
Tương tự, tiêm huyết thanh kháng dại nên được tiến hành càng sớm càng tốt ngay sau khi bị phơi nhiễm và chỉ tiêm duy nhất 1 lần trong điều trị. Bác sĩ hoặc điều dưỡng tiêm phong bế tại vùng vết thương bị động vật cắn. Huyết thanh sẽ có thể thấm sâu vào bên trong, quanh vết thương, phát huy được hiệu quả phòng dại tối đa. Các vết thương tại vị trí đặc biệt như đầu ngón tay cần thấm đẫm một cách cẩn thận. Trong trường hợp không có huyết thanh kháng dại tại điểm tiêm, có thể sử dụng phác đồ tiêm bắp, nhưng tiêm 2 liều vắc xin phòng dại ngày 0 (ngày tiêm vắc xin đầu tiên) và bác sĩ giới thiệu bệnh nhân đến nơi khác có huyết thanh kháng dại. Vết thương do chó cắn độ II ở người ức chế miễn dịch nên tiêm đồng thời cả vắc xin dại và huyết thanh kháng dại. Không sử dụng huyết thanh kháng dại sau 7 ngày kể từ mũi tiêm vắc xin đầu tiên.
Phác đồ tiêm phòng dại sau khi bị chó cắn
1. Người chưa tiêm dự phòng dại trước đó hoặc tiêm chưa đủ liều:
– Tiêm 3 liều(*): vào các ngày N0 – N3 – N7
– Tiêm 5 liều (**) vào các ngày N0 – N3 – N7 – N14 – N28
Lịch tiêm đặt biệt: 4 liều theo lịch: 2 mũi N0 (ở 2 bên chi) – N7 – N21
Lịch tiêm đặc biệt áp dụng trong trường hợp: Không có sẵn huyết thanh kháng dại tại điểm tiêm vắc xin và xa nơi tiêm huyết thanh kháng dại mà người bị thương chưa thể tiếp cận ngay.
– Tiêm 2 mũi/1 lần x 3 lần (*): vào các ngày N0 – N3 – N7
– Tiêm 2 mũi/1 lần x 4 lần (**): vào các ngày N0 – N3 – N7 – N28
(*) Con vật sống khỏe mạnh sau 10 ngày theo dõi
(**) Con vật chết, bệnh, không theo dõi được trong vòng 10 ngày
Đi tiêm vắc xin dại ngay sau khi bị động vật cắn hoặc càng tiêm càng sớm càng tốt.
Có thể phải kết hợp tiêm vắc xin dại với huyết thanh kháng dại (tùy thuộc vào vết thương, tình trạng sức khỏe của người bị cắn, tình trạng con vật tại thời điểm cắn và trong vòng 10 ngày theo dõi…)
2. Người đã tiêm dự phòng đủ liều trước phơi nhiễm hoặc sau phơi nhiễm ít nhất 3 mũi vắc xin dại công nghệ tế bào:
– Tiêm 2 mũi vào các ngày N0 – N3. Có thể tiêm đường bắp (0,5 ml/1 mũi) hoặc tiêm trong da (0,1 ml/1 mũi).