Bùi Xá Ở Đâu
Sài Gòn vốn được mệnh danh là thành phố không ngủ, thành phố sống về đêm. Và cái “đêm” ấy chính là nằm tại con phố đi bộ Bùi Viện. Hôm nay, hãy theo chân Halo Travel để xem con phố không ngủ đấy có gì hấp dẫn nhé!
Những địa điểm du lịch gần phố đi bộ Bùi Viện
Nằm ở trung tâm của thành phố, vậy nên việc đi lại giữa phố đi bộ Bùi Viện và các điểm tham quan rất đơn giản. Với khoảng cách này, du khách có thể đi bộ, bắt taxi hoặc grab. Rất nhanh chóng và thuận tiện nhé! Cùng điểm qua nhé:
Sau bài review phố đi bộ Bùi Viện của Halo Travel, các bạn cảm thấy con phố này hấp dẫn chứ? Hãy cho chúng tôi biết ý kiến ở phần bình luận bên dưới nhé!
Xem thêm những địa điểm du lịch khác ở Sài Gòn:
Liên danh tư vấn đánh giá khu Bàn Cờ (quận 3, TP.HCM) có giá trị đặc biệt cao, có hình thái đô thị đặc trưng, được định hướng giữ gìn, chỉnh trang trong tương lai.
Liên danh tư vấn gồm Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia, Viện Quy hoạch miền Nam, Công ty TNHH Không Gian Xanh và Công ty EnCity (viết tắt là liên danh tư vấn) đã có báo cáo đầu kỳ Quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 (báo cáo) gửi UBND TP.HCM. Báo cáo nêu ra chiến lược phát triển không gian quận - huyện trên địa bàn TP.HCM, trong đó định hướng tương lai khu Bàn Cờ (quận 3) sẽ tương tự khu Bùi Viện - Phạm Ngũ Lão (quận 1).
Phát triển tương tự phố đi bộ Bùi Viện
Trong báo cáo, liên danh tư vấn cho thấy tiềm năng phát triển đô thị quanh khu Bàn Cờ như phố đi bộ khu vực Phạm Ngũ Lão - Bùi Viện (quận 1). Cụ thể, khu vực xung quanh phố chợ Bàn Cờ giới hạn bởi đường Điện Biên Phủ, Cao Thắng, Nguyễn Thị Minh Khai, Lý Thái Tổ. Vì vậy, khu vực này có giá trị đặc biệt cao.
Liên danh tư vấn cho biết đây là khu vực có cấu trúc chia ô bàn cờ kết nối tốt với xung quanh. Đặc biệt, tỉ lệ thương mại dịch vụ trong khu vực khá cao, chiếm đến khoảng 60%. Hệ thống đường giao thông được chia nhỏ đến từng dãy công trình; hệ thống đường hẻm có mặt cắt nhỏ (5-7 m) không có vỉa hè, tốc độ giao thông không cao.
“Chính vì vậy, toàn bộ không gian giao thông trong khu vực được coi như một hệ thống không gian quảng trường công cộng, có dịch vụ hai bên, sẽ tạo thành khu phố chợ rất sầm uất” - báo cáo đánh giá.
Liên danh tư vấn cũng nhận định định hướng tính chất chức năng quy hoạch của quận 3 trong tương lai là tiếp tục phát huy thế mạnh như tính chất là quận 1 mở rộng.
“Kế thừa định hướng phát triển không gian đô thị theo khung quy hoạch được duyệt, đảm bảo sự ổn định tại các khu vực quy hoạch, khu hiện trạng và hệ thống các công trình hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật một cách hợp lý về quy mô và vị trí” - báo cáo nêu giải pháp phát triển quy hoạch cho quận 3.
Theo đó, liên danh tư vấn đề xuất “cải tạo chỉnh trang khu Bàn Cờ thành một điểm đến du lịch hấp dẫn, tương tự như khu Bùi Viện - Phạm Ngũ Lão. Đóng tuyến đường Nguyễn Thiện Thuật và Bàn Cờ thành phố đi bộ, phố chợ…”.
Liên danh tư vấn nhận định định hướng tính chất chức năng quy hoạch của quận 3 tương lai là tiếp tục phát huy thế mạnh như tính chất là quận 1 mở rộng.
Người dân mong muốn có phố đi bộ
“Vào buổi tối khu này rất đông người dân và du khách qua lại. Đèn trang trí cũng được giăng kín trên con hẻm này, có diện mạo rất đẹp. Tôi thấy hiện nay nhiều hàng quán bắt đầu mọc thêm để phục vụ người dân” - anh Tùng, bán quán ăn ở hẻm 242 đường Nguyễn Thiện Thuật (phường 1, quận 3), nói.
Cũng theo anh Tùng, năm ngoái, phố ẩm thực khu vực Bàn Cờ được ra mắt. Tuy nhiên, phía đầu hẻm 242 bên kia, nơi có chợ rau, cá, hải sản… buôn bán khá nhộn nhịp nên phố ẩm thực này cũng không thấy hiệu quả cao. Vì vậy, phường có thông báo sắp tới sẽ mở thêm khu phố ẩm thực phía chung cư Nguyễn Thiện Thuật.
“Tôi nghĩ nếu khu này thành khu phố đi bộ thì càng thu hút khách nhiều hơn. Từ đó tạo thuận lợi cho người dân làm ăn, buôn bán” - anh Tùng cho biết.
Anh Bảo Huy, người dân ở khu vực chung cư Nguyễn Thiện Thuật, cũng cho rằng nếu con đường Nguyễn Thiện Thuật thành phố đi bộ thì rất tốt, vì buổi tối nơi đây hàng quán buôn bán rất nhộn nhịp.
“Khu này có cả cư xá Đô Thành, có chợ Bàn Cờ, có trường học, ngoài ra còn có nhiều dịch vụ phục vụ khách du lịch nên làm phố đi bộ là rất hợp lý” - anh Huy nhấn mạnh.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, bà Phạm Thị Thúy Hằng, Phó Chủ tịch UBND quận 3, cho biết hiện quận cũng đang xây dựng kế hoạch phát triển khu phố ẩm thực ở đường Nguyễn Thiện Thuật.
“Hiện vẫn chưa có kế hoạch chính thức. Khi nào có kế hoạch chính thức, chúng tôi sẽ thông tin chi tiết về việc làm khu phố ẩm thực đường Nguyễn Thiện Thuật cho bà con được biết” - bà Hằng nói thêm.
Nơi duy nhất được quy hoạch kiểu ô bàn cờ
Năm 1910, TP.HCM (khi đó là Sài Gòn) được mở rộng về phía tây, chuyển ranh giới từ đường Cách Mạng Tháng Tám đến đường Nguyễn Văn Cừ và Nguyễn Thiện Thuật.
Khu đất phía trong đường Nguyễn Thiện Thuật được quy hoạch, xẻ đường ngang dọc như bàn cờ để dân chúng xây nhà. Bấy giờ các đường khu vực này chưa có tên. Người dân quen gọi là khu Bàn Cờ (vì các đường cắt ô giống như bàn cờ tướng). Vì thế, con đường chính băng qua khu vực cũng mặc nhiên được gọi là đường Bàn Cờ như hiện nay.
Đường Bàn Cờ (quận 3) nằm ở vị trí “giao điểm vàng” giữa các quận 1, 3, 5, 10 - khu vực trung tâm của TP.HCM.
Theo các chuyên gia quy hoạch đô thị, khu Bàn Cờ được xem là khu vực duy nhất ở TP.HCM được quy hoạch kiểu ô bàn cờ. Đây là kiểu quy hoạch tương tự với một số TP lớn trên thế giới như Barcelona (Tây Ban Nha), New York, Seattle (Mỹ)... kiểu quy hoạch này sẽ giúp giảm ùn tắc giao thông.
Link bài gốc: https://plo.vn/tphcm-dau-se-la-pho-bui-vien-thu-2-post762912.html
Phố đi bộ Bùi Viện ở đâu? Giờ hoạt động ra sao?
Phố đi bộ Bùi Viện, hay còn gọi là Phố Tây Bùi Viện là một khu phố dài khoảng 500m, nằm trên các con đường Bùi Viện, Đề Thám, Phạm Ngũ Lão và Đỗ Quang Đẩu. Tất cả đều thuộc quận 1 của tp. Hồ Chí Minh. Đây là một vị trí rất trung tâm của thành phố. Xung quanh tập trung nhiều khách sạn, nhà nghỉ, công sở, các địa điểm tham quan du lịch, chợ và trung tâm thương mại.
Phố đi bộ Bùi Viện sẽ mở cửa từ 19 giờ tối đến 2 giờ sáng hôm sau vào 2 ngày cuối tuần (thứ 7 và Chủ Nhật) nhằm phục vụ các hoạt động vui chơi giải trí, ẩm thực, các màn trình diễn đường phố cho người dân Sài Gòn, khách du lịch nội địa và quốc tế. Những ngày còn lại, phố vẫn mở tuy nhiên các phương tiện giao thông sẽ được đi lại như bình thường.
Đến với phố đi bộ Bùi Viện, du khách sẽ được hưởng “Four Free”. Đó là wifi, cung cấp thông tin hỗ trợ khách du lịch, nhà vệ sinh và “nụ cười miễn phí”. Đây là một trong những điểm mạnh của phố đi bộ nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Phố đi bộ Bùi Viện có gì hấp dẫn?
Nếu bạn là người hướng ngoại, yêu thích sự sôi động và thích giao lưu, kết bạn bốn phương thì phố đi bộ Bùi Viện là một địa điểm không gì thích hợp hơn. Bởi lẽ đến đây vào 2 ngày cuối tuần, bạn sẽ thấy náo nhiệt hơn bao giờ hết. Nơi đây sẽ tập trung mọi loại ngôn ngữ, màu da, mái tóc của bạn bè quốc tế.
Những bản nhạc sôi động dưới ánh đèn rực rỡ phát ra từ các quán bar, quán pub dọc hai bên phố đi bộ như muốn níu chân khách bộ hành. Sau một tuần làm việc căng thẳng, được giải tỏa bằng một ly rượu Tây dưới âm nhạc xập xình sôi động, chắc chắn bạn sẽ lấy lại tinh thần rất nhanh thôi!
Một con phố đi bộ khác bạn cũng không thể bỏ qua khi tới Sài Gòn đó chính là phố đi bộ Nguyễn Huệ quận 1
Tại đây cũng có rất nhiều quán ăn, quán café, quán bia vỉa hè là địa điểm hẹn họ, tụ tập hội bạn thân để cùng cảm nhận không khí của Sài Gòn khi về đêm. Các hàng quán đều có đầy đủ song ngữ Việt – Anh nên du khách rất dễ có thể tìm cho mình một địa điểm hợp lý.
Ngoài ra, phố đi bộ Bùi Viện còn tổ chức rất nhiều hoạt động giải trí, vui chơi hấp dẫn và độc đáo. Ví như những màn biểu diễn nghệ thuật, ảo thuật đường phố thu hút ánh nhìn của rất nhiều người.
Nếu bạn là “team ăn vặt” không thể bỏ qua con phố này. Tại đây có rất nhiều món ăn vặt ngon tuyệt cú mèo. Cùng Halo Travel dạo qua và nếm thử các món sau nè:
Nếu đói bụng, bạn có thể ghé quán nướng cô Lệ (hay còn có tên là BBQ 198) để thưởng thức đủ loại đồ nướng từ bò, gà, dê, hải sản… Các đồ xiên que được tẩm ướp rất vừa miệng, thơm nức mũi khiến dòng người đi lại không thể không dừng chân thưởng thức. Không gian lại rất gần gũi, thân thiện, chuẩn chất “street-food” với các dãy bàn ghế thấp nhỏ san sát nhau. Mức giá rẻ đến bất ngờ, chỉ từ 5k/xiên thôi nha!
Ốc không chỉ nổi tiếng ở Bùi Viện mà còn ở cả Sài Gòn. Đến Sài Gòn mà không đi ăn ốc quả là thiếu sót lớn. Nổi tiếng nhất ở đây phải kể đến quán ốc nằm gần cuối đường Bùi Viện. Tại đây du khách tha hồ lựa chọn các loại ốc to nhỏ như ốc mít, ốc móng tay, ốc mỡ, ốc hương… Không chỉ vậy, quán còn có thêm cả sò huyết, cua, ngao, mực… cực kỳ hấp dẫn nữa nhé!
Đây là thứ đồ uống “must-try” khi tới phố Tây Bùi Viện. Tại đây có khá nhiều loại bia, từ những thương hiệu nổi tiếng như Tiger, Heniken, Bia Sài Gòn đến hương vị truyền thống như Bia hơi Việt Nam. Hơn nữa, giá cả lại cực kỳ mềm, hợp túi tiền của rất nhiều bạn trẻ.
Người Sài Gòn rất chuộng sinh tố bởi đơn giản là món đồ uống rất “healthy”. Tại phố đi bộ Bùi Viện có rất nhiều quán sinh tố trái cây nhưng phải tìm đúng quán Five Boys nhé! Đơn giản vì thứ đồ uống ở đây được pha đầy đặn lại có thêm nguyên miếng trái cây dày cộm để bên trong. Vậy nên thực khách không chỉ được uống mà còn được nhấm nháp cho qua cơn khát nữa nhé!
Phố Tây Bùi Viện không chỉ được mệnh danh là con phố không ngủ mà còn là con phố “không lo chết đói” vì cứ 2km là đã có đến chục quán hàng rong rồi. Ta có thể bắt gặp đủ mọi thứ từ bánh mỳ, khoai nướng, hoa quả tươi đóng gói, hải sản, bắp xào, bánh kẹo….