Thủ tướng yêu cầu cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng văn bản

Gương mặt sinh viên tiêu biểu

Sinh viên chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng và ngành Lịch sử Đảng nói chung được đánh giá rất cao về năng lực, phẩm chất đạo đức. Do đó, dễ hiểu khi mà nhiều sinh viên của ngành sau khi tốt nghiệp ra trường có được vị trí công việc đáng mơ ước.

Những gương mặt tiêu biểu của khoa Lịch sử Đảng

Với một số cái gương mặt tiêu biểu có thể kể đến như:

+ BTV Bùi Thế Anh, cựu sinh viên Lịch sử Đảng K31, BTV ban Truyền hình đối ngoại – Đài truyền hình Việt Nam.

+ Đồng chí Nguyễn Thị Phương Mai, cựu sinh viên Lịch sử Đảng K25, là thủ khoa đầu ra, cán bộ Sở Văn hóa và thể thao Hà Nội, Phòng Quản lý di sản văn hóa.

+ ThS Phạm Thị Hạnh, cựu sinh viên Lịch sử Đảng K24, BTV Tạp chí Cộng Sản.

Sau khi tham khảo những thông tin trong bài viết này bạn còn nghĩ học lịch sử sẽ khó tìm việc hay học lịch sử nhàm chán nữa không? Hy vọng rằng bài review về chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đã giúp các bạn hiểu hơn về ngành mình sẽ học cũng như tự tin vào quyết định của mình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Bà Lê Hằng – Giám đốc truyền thông Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, năm 2022 là một năm có rất nhiều kỷ lục đối với ngành thủy sản. Trong đó, gồm: kỷ lục về kim ngạch xuất khẩu, dự kiến đạt 11 tỷ USD; riêng kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 4,3 tỷ USD, cá tra đạt 2,4 tỷ USD và cá ngừ chạm mốc 1 tỷ USD.

Dù vậy, năm qua cũng có rất nhiều thách thức khi lạm phát cao đã làm giảm nhu cầu, trong khi xung đột Nga – Ukraine khiến giá vận chuyển tăng cao, làm ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của ngành thủy sản. Cùng với đó, đồng ngoại tệ ở nhiều nước yếu hơn đô la Mỹ đã hạn chế việc nhập khẩu, ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản.

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp thủy sản đã linh hoạt thay đổi thị trường, đa dạng sản phẩm để phù hợp với nguồn cung trong nước. Ví dụ như tôm nguyên liệu khó khăn, các doanh nghiệp đã tập trung vào sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng để xuất khẩu vào những thị trường có giá cao như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia. Về biến động tiền tệ, các doanh nghiệp lựa chọn thị trường ít biến động hơn, qua đó biến thách thức thành cơ hội.

Theo bà Lê Hằng, trong năm 2022, xuất khẩu thủy sản đã tận dụng tốt 5 cơ hội. Thứ nhất, đó là nhu cầu tại các thị trường lớn như: EU, Mỹ, Trung Quốc… phục hồi mạnh. Thứ hai nguồn cung nhiều nước gián đoạn, hồi phục chậm trong khi tại nước ta phục hồi tốt. Thứ ba là lượng tồn kho cao, đặc biệt nửa đầu năm. Thứ tư là sự trở lại sôi động của các chương trình xúc tiến thương mại sang EU, Mỹ,…; thứ năm, chúng ta có lợi thế về giá, đặc biệt cá tra có lợi thế về giá và được hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

Cũng theo bà Lê Hằng, đến nay, chúng ta có gần 1.000 doanh nghiệp đã có mã EU code tại thị trường EU. Đây là chứng chỉ lớn để chúng ta thâm nhập và chinh phục các thị trường khác, bởi EU là thị trường khó tính nhất. Đây cũng là thành tích để khẳng định thương hiệu thuỷ sản Việt Nam.

Tuy nhiên, theo bà Lê Hằng, về mặt lâu dài, chúng ta sẽ còn khó khăn tại nhiều thị trường. Ví dụ, thị trường Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính, sẽ là thị trường khó tính và ngày càng khó hơn nữa, sẽ có những quy định và thay đổi rất bất ngờ đối với doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam.

Do đó, theo bà  Lê Hằng, doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam sẽ phải có những thay đổi về quan điểm, tâm thế, tiếp cận sâu hơn vào thị trường Trung Quốc, tiếp cận một cách chi tiết hơn tới từng phân khúc của các thị trường địa phương tại thị trường Trung Quốc.

Chia sẻ về những khó khăn, thách thức trong năm 2023, bà Lê Hằng cho rằng, xuất khẩu thủy sản đã bắt đầu chững lại từ quý IV/2022 và xu hướng này có thể kéo dài sang quý I/2023, thậm chí hết nửa đầu năm 2023, bởi lạm phát tăng cao đã “ngấm sâu” vào thái độ, thói quen của người tiêu dùng, và họ sẽ không đầu tư vào các ngành hàng, sản phẩm có giá trị cao như trước mà sẽ chú trọng hơn vào những sản phẩm ở mức trung bình. Do đó, lượng đơn hàng dự báo sẽ giảm sâu, thậm chí một số doanh nghiệp nhỏ không có đơn hàng.

“Hy vọng nửa cuối năm 2023, khi kinh tế thế giới hồi phục nhất định thì nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng trở lại. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng mong muốn phía Nhà nước sẽ có những hỗ trợ nhất định về thị trường, chính sách thuế để đủ sức duy trì cũng như đón đầu thị trường thế giới thời gian tới” – bà Lê Hằng nhấn mạnh./.

Cơ hội việc làm của sinh viên sau khi ra trường

Cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam rất rộng mở nhé. Đặc biệt, với chương trình đào tạo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã giúp các bạn sinh viên có chuẩn đầu ra với đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần có mà ngành này yêu cầu. Vì vậy, sinh viên ra trường có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau như:

+ Giảng viên lý luận chính trị tại các học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trường chính trị. Hay làm giáo viên lịch sử tại các trường trung học.

+ Cán bộ nghiệp vụ trong các cơ quan, bộ máy chính trị – xã hội của chính quyền Nhà nước Việt Nam.

+ Nghiên cứu sinh trong các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học – xã hội và nhân văn.

+ Biên tập viên, phóng viên, MC tại các cơ quan báo đài, tạp chí, trang thông tin điện tử… Để làm được công việc này bạn có thể tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ báo chí của Học viện tổ chức hoặc học song bằng chuyên ngành báo chí nhé.

Review chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC): Nghề lương cao nhưng “ế” sinh viên

Bạn có biết rằng nhân lực ngành Lịch sử đang khá khan hiếm ở nước ta. Vì vậy mà cơ hội nghề nghiệp cũng như đãi ngộ trong công việc của ngành nghề này rất tốt. Vậy thì còn chần chừ gì mà không đăng ký tuyển sinh vào chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của Học viện Báo chí và Tuyên truyền để có bước đệm bước vào nhiều công việc khác nhau trong thời đại công việc đang “ế” ứng viên như hiện nay.

Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam – Khoa Lịch sử Đảng (AJC) có gì thú vị?

Giới thiệu về chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là một trong những chuyên ngành đào tạo nổi bật của khoa Lịch sử Đảng – Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Khoa Lịch sử Đảng luôn là một trong những khoa nòng cốt của Học viện về mọi mặt. Đến nay, khoa đã đào tạo khóa 41 trình độ cử nhân, khóa 13 trình độ Thạc sĩ và 01 khóa nghiên cứu sinh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đào tạo cơ bản đến chuyên sâu các kiến thức lý luận, lịch sử Đảng và Đường lối Cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam cùng nhiều kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm cần thiết cho công việc nghiên cứu, giảng dạy sau này.

Sinh viên học chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam còn có thể đăng ký học song song chuyên ngành thứ 2 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đây là lợi thế giúp các bạn có cơ hội để học tập, mở rộng hiểu biết về các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.

Hơn nữa, sinh viên theo học chuyên ngành này sẽ được miễn giảm học phí 100% toàn khóa, cũng như được xét cấp học bổng theo học kỳ dựa vào thành tích học tập và rèn luyện. Một lựa chọn khá tốt dành cho các bạn sinh viên yêu thích lĩnh vực lịch sử, văn hóa.

Một điểm đặc biệt trong chương trình đào tạo chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là sẽ được điều chỉnh, bổ sung và cải tiến để phù hợp với sự phát triển của đất nước và xã hội nói chung. Do đó, kiến thức các bạn được cập nhật liên tục không lo lỗi thời, sinh viên ra trường có khả năng thực hành các lý thuyết được học một các bài bản.

Thời gian đào tạo chính quy chuyên ngành này là 4 năm. Sinh viên sẽ được học các môn chuyên ngành đặc thù như: Phương pháp luận sử học, Cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1920 – 1930), Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945), Đảng lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ (1945 – 1954), Đảng lãnh đạo kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 -1975), Đảng lãnh đạo cả nước quá độ lên CNXH (1975 – 1986), Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước (1986 – 2012), Các bài học kinh nghiệm của Đảng, Đường lối kinh tế, Đường lối xây dựng hệ thống chính trị của Đảng, Đường lối đối ngoại và quốc phòng – an ninh của Đảng…

Sinh viên được tham quan các di tích, địa danh lịch sử

Tổng quan thì khối lượng kiến thức của chuyên ngành rất đồ sộ, đòi hỏi người học phải thật chăm chỉ, ham học hỏi cũng như có kỹ năng tìm kiếm, tự nghiên cứu, học tập rất cao. Nhưng không vì thế mà sinh viên chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành những mọt sách chỉ biết vùi đầu vào sách vở, lý luận. Các bạn sinh viên sẽ được tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa của khoa và của trường hay tham gia các đợt kiến tập, thực tập, tham quan các di tích lịch sử, CLB Lịch sử, Sân chơi Lịch sử hay tham gia nghiên cứu khoa học… để có cơ hội tiếp cận với thực tiễn cũng như rèn luyện các kỹ năng mềm cho bản thân.