Ngày 20 tháng 10 hàng năm là Ngày Phụ nữ Việt Nam. Đây là ngày kỷ niệm sự kiện thành lập Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) vào ngày 20 tháng 10 năm 1930.

Ngày 20 tháng 10 học sinh tiểu học có được nghỉ học hay không?

Hiện nay không có quy định cụ thể về các ngày nghỉ dịp lễ tết của của học sinh. Do đó, học sinh sẽ học tập và có ngày nghỉ lễ tết theo lịch của nhà trường và giáo viên.

Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về ngày nghỉ lễ, tết cụ thể như sau:

Tại Điều 1 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định như sau:

Vậy, các dịp lễ tết học sinh tiểu học được nghỉ học năm học 2024 2025 có thể bao gồm:

(3) Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)

(4) Ngày Quốc tế lao động (ngày 01 tháng 5 dương lịch)

(5) Quốc khánh (ngày 02 tháng 9 dương lịch)

(6) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10 tháng 3 âm lịch)

*Lưu ý: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ quyết định kế hoạch thời gian năm học cụ thể tại từng địa phương.

Như vậy, ngày 20 tháng 10 học sinh tiểu học sẽ không được nghỉ trong dịp lễ này. Tuy nhiên ngày 20 tháng 10 năm 2024 sẽ rơi vào ngày chủ nhật, ngày nghỉ cuối tuần. Vì vậy, học sinh sẽ được hưởng trọn vẹn ngày nghỉ lễ.

Làm việc vào các ngày nghỉ lễ thì người lao động được nhận mức lương như thế nào?

Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Như vậy, theo quy định trên, người lao động đi làm dịp lễ thì được hưởng mức lương như sau:

- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.

- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.

Kế hoạch giáo dục năm học 2024 2025 về thời gian học của học sinh các cấp thế nào?

Căn cứ Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, kế hoạch giáo dục năm học 2024 2025 về thời gian học của học sinh các cấp như sau:

Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn:

Giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).

Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp (gọi tắt là các môn học lựa chọn) và các môn học tự chọn.

Thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần. Các cơ sở giáo dục có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày.

Cơ sở giáo dục tổ chức dạy học 1 buổi/ngày và 2 buổi/ngày đều phải thực hiện nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất đối với tất cả cơ sở giáo dục trong cả nước.

Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35 phút. Cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học cơ sở đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

(2). Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (Cấp trung học phổ thông)

Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Easter - Lễ Phục Sinh là một lễ hội của Kito giáo được tổ chức hàng năm để kỷ niệm sự phục sinh của Chúa Giêsu. Lễ Phục Sinh không diễn ra vào một ngày cố định mà được tổ chức vào ngày Chủ nhật đầu tiên sau đêm trăng tròn của xuân phân. Thời gian này được tính dựa trên lịch Gregorian của các nhà thờ phương Tây. Ngày tổ chức Lễ Phục sinh cũng được gọi là Ngày Chủ Nhật Phục Sinh.

Ý nghĩa của ngày Lễ Phục Sinh gắn liền với nguồn gốc trong tôn giáo. Theo Kinh Tân Ước, Chúa Giêsu bị chính quyền La Mã bắt giữ và coi ngài là mối đe dọa với đế chế này. Sau đó, Chúa bị kết án tử hình bằng cách đóng đinh trên cây thập tự giá (vào ngày Thứ Sáu của Tuần Thánh)

Sau đó 3 ngày, tức là vào Chủ Nhật, Chúa Giêsu đã sống lại (phục sinh) và chứng minh rằng mình là con trai của Thượng Đế. Ngày Lễ Phục Sinh được tổ chức hàng năm để tôn vinh sự chiến thắng của Chúa Giêsu trước cái chết. Đây cũng là biểu tượng niềm tin mãnh liệt của tín đồ đối với giáo lý và những lời rao giảng của Ngài.

Lễ Phục sinh 2024 rơi vào Chủ nhật, ngày 31 tháng 3.

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Lễ Phục sinh là ngày gì? Đây có phải ngày nghỉ lễ hưởng nguyên lương của người lao động không? (Hình từ Internet)

Lễ Phục sinh có phải ngày nghỉ lễ hưởng nguyên lương của người lao động không?

Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Ngoài ra căn cứ tại quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Và tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Theo đó, trong những trường hợp nghỉ hưởng nguyên lương theo ngày nghỉ lễ, tết không có trường hợp quy định người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày Lễ Phục sinh.

Như vậy, người lao động sẽ không được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày Lễ Phục sinh.

Tuy nhiên, người lao động có thể sử dụng ngày nghỉ phép năm của mình để được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này.

Bên cạnh đó, nếu ngày Lễ Phục sinh trùng vào các các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động vẫn sẽ được nghỉ hưởng nguyên lương.